Bài viết số 7 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Nguyễn

phân tích mùa xuân nho nhỏ

......Lá......
19 tháng 6 2020 lúc 20:53

1. Mở bài

- Vài nét về nhà thơ Thanh Hải: Một nhà thơ có thể nói là đã cống hiến cả đời mình cho cách mạng.

- Giới thiệu về hoàn cảnh ra đời đặc biệt của bài thơ: được viết trong những ngày cuối cùng Thanh Hải nằm trên giường bệnh, cả cuộc đời ông đã dùng để cống hiến cho cách mạng, giờ đây ông lại cất lên niềm khát khao, niềm mong mỏi có thể tiếp tục cống hiến “mùa xuân nho nhỏ” cho cuộc đời này.

2. Thân bài

a. Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước (Khổ 1)

- Nhà thơ vẽ ra trước mắt độc giả bức tranh thiên nhiên mùa xuân với:

+ Không gian: cao rộng của bầu trời, dài rộng của “dòng sông xanh”

+ Âm thanh: âm thanh rộn rã vui tươi của “chim chiền chiện”

+ Màu sắc: xanh của dòng sông, tím của hoa

⇒ Nghệ thuật đảo cú pháp: không gian cao rộng, màu sắc tươi sáng và âm thanh rộn ràng như thiết tha mời gọi níu giữ con người ở lại với cuộc sống, với mùa xuân xứ Huế tươi đẹp này

- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:

+ Nhà thơ có cái nhìn trìu mến với cảnh vật

+ Đưa tay ra “hứng” “giọt long lanh”: là giọt sương, cũng có thể là ẩn dụ chuyển đổi cảm giác chỉ tiếng chim “hót vang trời”

⇒ Cảm xúc ngây ngất trước vẻ đẹp của mùa xuân của thiên nhiên, khao khát hòa mình với thiên nhiên đất trời. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ, nói về giọt long lanh và tiếng chim thực chất là nói về những điều tinh túy, đẹp đẽ của cuộc sống con người.

2. Cảm xúc về mùa xuân của đất nước và con người (khổ 2 + 3)

- Mùa xuân của đất nước gắn với hình ảnh người cầm súng (những người làm nhiệm vụ chiến đấu) và hình ảnh “người ra đồng”, “lộc”- niềm hi vọng tươi sáng đang theo họ đi khắp nơi hay hay chính họ đã đem mùa xuân đến mọi nơi trên đất nước.

- Nhịp độ khẩn trương : “Tất cả như…xôn xao” - Công cuộc xây dựng mùa xuân của đất nước diễn ra khẩn trương, sôi động.

⇒ Nghệ thuật điệp cấu trúc, từ láy…=> Nhà thơ như reo vui trước tinh thần lao động khẩn trương của con người làm nên mùa xuân của đất nước.

- Nhà thơ nhắc lại về lịch sử bốn nghìn năm “vất vả và gian lao” của đất nước đầy tự hào, đồng thời tin tưởng vào tương lai tươi đẹp của đất nước mai sau bằng hình ảnh so sánh đẹp mang nhiều ý nghĩa “Đất nước như vì sao…phía trước”.

c. Ước nguyện của tác giả

- Sự chuyển đổi ngôi thứ "tôi"-> "ta"

=> Nói lên quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng

- Điệp ngữ "ta làm", nói lên sự quyết tâm, lối liệt kê :con chim, cành hoa, nốt nhạc -> Yếu tố tạo nên mùa xuân

- Nốt nhạc trầm là biểu tượng cho sự cống hiến thầm lặng

=> Liên tưởng anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sapa", chị quét rác trong "Tiếng chổi tre"

- Giải thích tựa bài thơ

- Điệp ngữ "dù là"

=> Như lời nhắn nhủ giữa người đi trước và người đi sau

- Lối hoán dụ người tóc bạc, tuổi 20 -> tuổi trẻ -> tuổi già -> Sự cống hiến không phân biệt tuổi tác, thứ bậc, giới tính, giai cấp.

d. Lời ngợi ca quê hương đất nước qua điệu dân ca xứ Huế

- Giai điệu được cất lên chính là điệu hát truyền thống của xứ Huế mộng mơ

- “Mùa xuân ta xin hát”: không chỉ mở ra không gian nó còn mở ra niềm tự hào về lối sống nghĩa tình của cha ông.

=> Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, đất nước con người, sự cống hiến thầm lặng, mối quan hệ cá nhân và cộng đồng.

3. Kết bài

- Khái quát những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: Thể thơ năm chữ, có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm, nhiều so sánh và ẩn dụ sáng tạo.

- Liên hệ trình bày khát vọng cống hiến của thế hệ trẻ cho cuộc đời.


Các câu hỏi tương tự
Tạ Nguyễn Huyền Giang
Xem chi tiết
Nguyễn Ngọc Bình
Xem chi tiết
Phu Vo
Xem chi tiết
Loan Nguyễn
Xem chi tiết
Hà Thị Hải
Xem chi tiết
nguyễn thị quyên
Xem chi tiết
Đặng Ngọc Đăng Thy
Xem chi tiết
nguyễn thị ngọc anh
Xem chi tiết
triệu thanh loan
Xem chi tiết