1. phân tích lô-gíc lựa chọn và sắp xếp các câu tục ngữ sau đây của người sưu tầm:
a) Mỗi người thì có 1 nghề
Con phượng thì múa, con nghê thì chầu.
b) Một nghề thì sống, đống nghề thì chết.
c) Một nghề thì kín, chín nghề thì hở.
d) Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh.
Tục ngữ về con người và xã hội luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra những nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có.
a. Hãy liệt kê một số câu tục ngữ đã hoc, đoc và sưu tầm thêm ( tục ngữ Việt Nam- sắp xếp theo các phương diện mà tục ngữ tôn vinh ).
b.Hãy chọn một câu tục ngữ mà em tâm đắc nhất( trong phần a), nêu cảm nhận của em về câu tục ngữ đó (bằng một đoạn văn khoảng 10 dòng).
cho câu tục ngữ sau : một nghề cho chín còn hơn chín nghề
a, Tìm từ đồng âm
b, giải thích ý nghĩa câu tục ngữ
c,tìm câu tục ngữ có nội dung tương tự
Dân tộc ta có truyền thống: “Tôn sư trọng đạo”, nét đẹp ấy đã được bao thế hệ người Việt Nam kế thừa và phát triển.
Từ xưa, ca dao đã có câu:
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.
Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực, đạo lý và người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là cho các thế hệ học trò của mình, giúp họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho nước.
Bác Hồ đã từng nói: “Người thầy giáo tốt – thầy giáo xứng đáng là thầy giáo – là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang”.
Nhà giáo được vinh danh là “Kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học được vinh danh là “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý”. Ngày nay, có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác – những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản khó khăn, gian khổ, cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng. Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta.
Mỗi năm, khi sắp đến ngày 20-11 lòng chúng tôi lại dâng lên những cảm xúc khó tả, những mong nhớ, nuối tiếc về thời đi học đã qua, những kỷ niệm về thầy cô và những người bạn học đã mãi mãi đi xa để giữ lấy bình yên cho Tổ Quốc. Ngày 20-11 là ngày ân tình, thầy cô giáo chúng tôi đón nhận tình cảm của toàn xã hội, tình cảm chân thành của học trò làm chúng tôi thật sự xúc động, thấy ấm lòng hơn khi nhìn những ánh mắt trong sáng, những câu nói, nụ cười thân thương, sự quan tâm lo lắng của các em làm chúng tôi quên đi bao mệt mỏi của bộn bề công việc, những lo toan trong cuộc sống hàng ngày.
Ngày nay, chúng ta đang sống, làm việc trong những điều kiện thuận lợi hơn trước, song cũng rất nhiều thách thức đang đặt ra cho các nhà giáo như: vấn đề đổi mới căn bản nền giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong hội nhập, đào tạo theo nhu cầu xã hội... Hơn ai hết, với vai trò là người thầy “Thay Đảng rèn người”, chúng tôi ý thức được trách nhiệm của mình phải bồi dưỡng tri thức, làm chủ công nghệ, khắc phục những khó khăn bằng sức lực, trí tuệ và lòng yêu nghề. Điều đó đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có bản lĩnh, vừa giữ được phẩm chất tốt đẹp của nghề nghiệp cao quý vừa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về tri thức, về kiến thức chuyên môn, về nghiệp vụ sư phạm sao cho phù hợp.
Những thành tựu mà trường Đại học Hà Tĩnh đã đạt được, cho đến nay đã ghi đậm dấu ấn, công lao của bao nhà giáo. Trường của chúng ta đã và đang phát triển mạnh mẽ, cơ sở vật chất ngày càng khang trang, đội ngũ gần 300 cán bộ, giảng viên, và hơn 9.000 HSSV của cả trường với tâm huyết, năng lực, ý thức trách nhiệm và tinh thần nỗ lực đang là chủ thể, là lực lượng to lớn tạo ra sự chuyển biến phát triển của nền giáo dục nước nhà.
Mỗi ngày đi qua, trên gương mặt của mỗi thầy cô, hằn sâu bao nhọc nhằn, bao vất vả của đời thường, nhưng chỉ có ánh mắt vẫn sáng lên một niềm tin, một tình yêu đối với nghề vô bờ bến. Chúng tôi là những cán bộ, giảng viên của trường Đại học Hà Tĩnh, xin hứa sẽ tiếp tục thắp sáng niềm tin ấy, thắp sáng lý tưởng cao quý mà các thế hệ thầy cô đã giữ gìn; sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những thành quả đã đạt được, nỗ lực vượt khó, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, góp sức đào tạo thế hệ trẻ có phẩm chất, có năng lực, có khát vọng để tiếp bước cha anh dựng xây đất nước Việt Nam ngày càng giàu mạnh.
Nhân ngày 20/11, xin trân trọng gửi tới các thầy, cô giáo, những lời chúc tốt đẹp, những bó hoa tươi thắm nhất! Hướng về các thầy, các cô với tấm lòng thành kính, những học trò hôm qua và những học trò hôm nay đã, đang và sẽ luôn khắc ghi trong lòng đạo lý: Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo.
Chúng ta yêu nghề giáo và trọn đời thủy chung, son sắt với nghề:
"Viên phấn trắng hướng cuộc đời bay bổng
Mực đỏ chấm bài là máu chảy từ tim".
Nêu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của các câu tục ngữ sau:
1. Người ta là hoa đất.
2. Người sống, đống vàng.
3. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
4. Có công mài sắt có ngày nên kim.
5. Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
6. Chết trong hơn sống đục.
Câu tục ngữ nào phù hợp để nói về các trường hợp sau:
- Gặp khó khăn nguy khốn mới bộc lộ rõ bản lĩnh, năng lực,tài đức, chí khí, lòng trung thực; qua thử thách gian lao mới thấy rõ chân tướng và bản chất của người tốt, người xấu.
- Nên chuyên một nghề cho tốt còn hơn là biết nhiều nghề nhưng không thành thạo, tinh thông một nghề nào.
- Aưn ở hiền lành, nhân đức tất sẽ gặp nhiều may mắn, tốt lành; đối xử với mọi người độc ác, tráo trở tất sẽ gặp những điềubất hạnh.
GIÚP VỚI Ạ.
Câu tục ngữ nào phù hợp để nói về các trường hợp sau:
- Gặp khó khăn nguy khốn mới bộc lộ rõ bản lĩnh, năng lực,tài đức, chí khí, lòng trung thực; qua thử thách gian lao mới thấy rõ chân tướng và bản chất của người tốt, người xấu.
- Nên chuyên một nghề cho tốt còn hơn là biết nhiều nghề nhưng không thành thạo, tinh thông một nghề nào.
- An ở hiền lành, nhân đức tất sẽ gặp nhiều may mắn, tốt lành; đối xử với mọi người độc ác, tráo trở tất sẽ gặp những điều bất hạnh.
Giup minh voi!!
Cho đề bài : Đâu còn tiếng ếch! với các gợi ý sau đây. Em hãy lựa chọn, sắp xếp, phát triển để có một dàn ý bà văn biểu cảm hợp lí.
a, Ếch là loại "gà đồng", món đặc sản được ưa chuộng
b, Ếch là người bạn của nhà nông, là giống vật có ích
c, Trước đây cánh đồng làng em đêm đêm râm ran tiếng ếch, nay thì im ắng
d, Ếch ăn các côn trùng, các thứ sâu hại lúa
e, Từng gánh ếch nặng trĩu quẩy vào các nhà hàng, khách sạn
g, Hãy tưởng tượng khi đồng ruộng không còn có con ếch nào thì sẽ ra sao
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~Bài làm~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
- Em bỏ các ý…………………………………………………………….….
- Theo em nên lựa chọn và sắp xếp các ý theo mạch cảm xúc sau
+…………………………………………………………………
+…………………………………………………………………
+…………………………………………………………………
+…………………………………………………………………
Trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn Nguyễn Thành Long đã viết về nhân vật anh thanh niên như sau:
Anh hạ giọng, nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều:
Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Vả, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắm liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hàng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?”.
Anh xoay sang người con gái đang một mắt đọc cuốn sách, một mắt lắng nghe, chân cô đung đưa khe khẽ, nói:
Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ.
Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích trên. Từ đó, hãy liên hệ với hình ảnh của thế hệ trẻ trong một tác phẩm văn học khác hoặc trong thực tế đời sống để thấy được vẻ đẹp của sức trẻ Việt Nam