Đồng chí- Chính Hữu

lê phong

Phân tích khổ thơ sau:
“ Quê hương anh nước mặn, đồng chua
Làng tôi nghèo đât cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Đồng chí !”.
( Đồng chí- Chính Hữu)

lê thị mỹ trang
17 tháng 11 2021 lúc 19:51
Cơ sở thứ nhất của tình đồng chí là chung hoàn cảnh xuất thân: Hai dòng thơ đầu đối nhau rất chính: “Quê hương anh” đối với “làng tôi, “nước mặn đồng chua” đối với "đất cày lên sỏi đá”. “Nước mặn đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn, “đất cày lên sỏi đá” là vùng đồi núi trung du đất bị đá ong hóa. Đó đều là những vùng đất khó canh tác. Hai câu thơ giới thiệu quê hương anh và tôi nhưng lại chỉ nói về đất bởi với người nông dân, đất đai là mỗi quan tâm hàng đầu, là tải sản lớn nhất. Qua đó, ta thấy được cơ sở đầu tiên của tình đồng chí đó là cằng cảnh ngộ, xuất thân nghèo khó. Họ đều là những người nông dân nghèo mặc áo lính - có sự đồng cảm giai cấp.Cơ sở thứ hai của tình đồng chí là chung nhiệm vụ, lí tưởng: Vì quê hương, đất nước, từ bốn phương trời xa lạ cùng về đứng trong hàng ngũ cách mạng, cùng chung một chiến hào. Với hình ảnh “súng”, “đầu” vừa thực vừa tượng trưng cho nhiệm vụ, lí tưởng, đồng thời kết hợp với điệp từ “bên” đã khẳng định giờ đây, anh và tôi đã có sự gắn kết trọn vẹn về lí trí, lí tưởng và cả mục đích cao cả. Đó là cùng chiến đấu giành độc lập cho Tổ quốc.Cơ sở thứ ba cửa tình đồng chí là chung gian khó: Tình đồng chí còn được nảy nở rồi gắn bó bền chặt khi họ cùng chia vui sẻ buồn, đồng cam cộng khổ. Hình ảnh “đêm rét chung chăn” rất giản dị mà vô cùng gợi cảm, chỉ một từ “chung” duy nhất cho ta thấy được nhiều điều: Chung gian khó, chung khắc nghiệt, chung thiếu thốn và đặc biệt là chung hơi ấm để vượt qua khó khăn, để họ trở thánh trì kỉ. Câu thơ đầy ắp kỉ niệm vất vả ấm áp tình đồng chí, đồng độiChính Hữu thật tài tình khi tình đồng chí được thể hiện ngay trong cách sắp xếp trật tự từ “anh, “tôi”: từ chỗ đứng tách riêng trên hai dòng thơ rồi cùng song hành trong dòng thơ thứ ba, và rồi không còn phân biệt từng cá nhân nữa. Từ chỗ là “đôi người xa lạ”, họ đã “quen nhau”, đứng cùng nhau trong cùng một làng ngũ, nhận ra nhau là "Mối trí kỉ” để rồi vỡ òa trong một thứ cảm xúc mới mẻ, thiêng liêng "đồng chí”.Câu thứ thứ bảy “Đồng chí" là câu đặc biệt, cảm thán, câu thơ tuy chỉ có hai từ nhưng đã trở thành bản lề gắn kết cả bài thơ. Hai tiếng "đồng chí" đứng tách riêng thành một dòng thơ đặc biệt như một kết luận, một phát hiện, một điểm nhấn về một thứ tình cảm mới mẻ, thiêng liêng, vô cùng cao đẹp - tình đồng chí. Đến đây, ta hiểu rằng đồng cảnh, đồng ngũ, đồng nhiệm, đồng cảm sẽ trở thành đồng chí. Đồng chí - chính là sự kết thân giữa tình bạn và tình người.

=> Như vậy chỉ với 7 câu thơ - Chính Hữu đã nêu lên cơ sở của tình đồng chí - tình cảm cao quý thiêng liêng, sức mạnh tinh thần để người lính vượt qua mọi gian khổ để quyết tâm chiến đấu và chiến thắng

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nghiêm Đức Trung
Xem chi tiết
KhangG
Xem chi tiết
Dream Lily
Xem chi tiết
Hồ Như Quỳnh
Xem chi tiết
Nguyễn Hương Giang
Xem chi tiết
Light Sunset
Xem chi tiết
Nam Khánh 2k
Xem chi tiết
Hạnh Hoàng
Xem chi tiết
Nguyễn Hà Nhi
Xem chi tiết