Tập làm văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Trang Nguyen

Phân tích giá trị tu từ trong những câu thơ sau:

a) Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông

Khi trời trong,gió nhẹ,sớm mai hồng

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường Giang

b) Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Côn Sơn có đá rêu phơi

Ta ngồi trên đá như ngồi đệm êm

c)Tre giữ làng,giữ nước,giữ mái nhà tranh,giữ đồng lúa chín.Tre hi sinh để bảo vệ con người.Tre anh hùng lao động,tre anh hùng chiến đấu.

GIÚP VS MK CẦN GẤP,THANKS NHÌU

Linh Phương
11 tháng 7 2017 lúc 11:56

Gợi ý :

a) Với 2 câu thơ đầu ( trích dẫn ) : Chỉ qua hai câu thơ ngắn gọn, Tế Hanh đã cho người đọc biết đến một vùng quê ven biển, với “nghề chài lưới”. Cách gọi “làng tôi” thật dân giã, thân mật, khiến câu thơ không giấu nổi niềm cảm xúc tự hào. Nhà thơ đã đặc tả cụ thể vị trí của làng “nước bao vây, cách biển nửa ngày sông”. Ngôi làng hiện ra như một hòn ngọc giữa màu xanh trong của nước biển. Cách đo thời gian bằng không gian “nửa ngày sông”, không gian của sông nước thật độc đáo tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về vùng quê chài lưới thanh bình, tươi đẹp......

- 3 câu thơ còn lại ( trích dẫn ): ất cả hiện lên ở vẻ đẹp viên mãn, tràn đầy nhất. Các tính từ “trong, nhẹ, hồng” đã tuyệt đối vẻ đẹp của tạo hóa. Đặc biệt vẽ ra bức tranh bình yên của vùng biển rộng lớn. Đó không phải là ngày biển ào ào dông tố mà là một ngày biển lặng, sóng êm. Câu thơ ngắt nhịp 3/2/3, với âm bằng chiếm chủ yếu phải chăng thể hiện những con sóng dạt dào vỗ vào bờ?....

Linh Phương
11 tháng 7 2017 lúc 12:00

Gợi ý:

c) Phép liệt kê : tre là biểu tượng của đoàn kết, tre là người bạn của người VN...Tre bảo vệ con người , giữ làng, giữ nước...( hình ảnh của tre nư thế nào?.....)

b) Biện pháp so sánh : Đàn cầm vốn là loại đàn quý thường được dùng trong các buổi yến tiệc chốn quyền quý cao sang. Nguyễn Trãi là một nhà thơ nhưng ông cũng từng là một bậc đại thần trong triều. Huống chi, trong con người ấy lại hội tụ đầy đủ những nét tài hoa của bậc nho sĩ: cầm, kì, thi, họa. Bởi vậy, trong những tháng ngày “lánh đục về trong”, khi so sánh tiếng suối với tiếng đàn, Nguyễn Trãi đã ngợi ca âm thanh trong trẻo, sự sang trọng, tinh tế của tiếng nước chảy chốn lâm tuyền.


Các câu hỏi tương tự
Kiên Đặng
Xem chi tiết
Nguyễn Thu Phương
Xem chi tiết
T__T
Xem chi tiết
nguyễn hồng ngọc
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết
pandie
Xem chi tiết
Du Dư Huệ
Xem chi tiết
Đặng Khánh Ngọc
Xem chi tiết
namblue
Xem chi tiết