– Giới thiệu tác giả Ngô Tất Tố
-Giới thiệu đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” trích trong “ Tắt đèn” của Ngô Tất Tố
-Trong tác phẩm tác giả làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo.
2. Thân bài* Giá trị hiện thực:
Trước hết, giá trị hiện thực hiện lên chính là chế độ xã hội thực dân phong kiến
– Mở đầu tác phẩm chính là không khí căng thẳng, ngột ngạt của một làng quê đang trong những ngày đòi sưu thuế
– Tiếng trống mõ, tù, inh ỏi tiếng thét, chửi mắng đánh đập. Nhà nào cũng phải đủ số sưu thuế
– Số sưu thuế chính là số tiền đóng cho một người đàn ông trong gia đình, nếu gia đình đó có bao nhiêu người đàn ông thì đóng biếu nhiêu sưu
– Nếu nộp thiếu họ sẽ bị đánh đập một cách dã man đến khi nộp đủ được thôi
– Hoàn cảnh lúc đó trước cách mạng tháng 8, năm đó là một năm mất mùa cả làng. Có được miếng cơm cho gia đình đã vất vả. Vậy mà họ phải nộp sưu.
– Trong xã hội đó, ta thấy được bản chất của bọn tay sai, người nhà lý trường. Cùng với đó là bọn địa chủ nhà giàu coi con người không bằng xúc vật. Nổi bật là cảnh bắt người
– Trong đó, vẫn thấy nổi bật lên hình ảnh người nông dân, tiêu biểu là chị Dậu đã vùng lên chống lại chúng khi bị áp bức
Số phận người nông dân
– Nổi bật trong tác phẩm chính là gia đình nhà chị Dậu.
– Nhà chị đã nghèo khó, 3 đứa con nhỏ. Năm đó là năm khó khăn, chị đã phải bán đi tất cả những gì trong gia đình mình để có tiền nộp sưu cho chồng.
– Nhưng bọn chúng không tha mà còn bắt cả nộp sưu cho em trai chồng đã mắt từ năm ngoái. Anh Dậu đã bị bắt ra đình đánh đập và trả về khi giống một cái xác chết.
– Chị vùng lên mạnh mẽ để bảo vệ chồng con
=> Trong bất kì hoàn cảnh nào, ta vẫn thấy vẻ đẹp tâm hồn, cùng sức sống tiềm tàng của người phụ nữ xưa
* Giá trị nhân đạo
– Bày tỏ niềm cảm thương trước số phận của người nông dân trước cách mạng tháng Tám
+ Số phận của người nông dân bất hạnh, bị chèn ép thông qua gia đình nhà chị Dậu.
+ Chị đã phải bán đi tất cả của cải của gia đình mình, nhưng chúng bắt gia đình chị đóng sưu của em chồng đã mất từ năm ngoái
+ Chúng đã bắt anh Dậu đánh đập, suýt chết
– Tố cáo bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời
+ Bọn cai lệ và người nhà lí trưởng khi đến bắt anh Dậu
+ Chúng mang thái độ hách dịch, vô văn hóa. Đi bắt người mà mang dây thừng… như đi bắt một xúc vật
+ Chúng đánh cả chị Dậu người phụ nữ con mọn
+ Mặc cho anh Dậu còn đau ốm mà chúng quyết không tha
3. Kết bàiQua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” tác giả đã bạch trần bộ mặt xấu xa của bọn thống trị trong xã hội thực dân nửa phong kiến. Chúng ta cũng vô cùng căm phẫn trước bọn chúng. Đồng thời, người đọc thấy được tình cảm vợ chồng, nét đẹp của người nông dân xưa khi trong họ luôn tiềm tàng một sức sống.