Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Ngọc Uyên Trang

phân tích diễn biến tâm lí của Lão Hạc xoay quanh việc bán cậu Vàng.

m.n giúp mình vs , cảm ơn nhiều

Dương Hạ Chi
11 tháng 9 2017 lúc 22:02

Phân tích diễn biến tâm trạng lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó Vàng

Nhà văn Nam Cao xứng đáng là một nhà văn hiện thực tài ba trong nền văn học Việt nam ta. Có biết bao nhiêu nhà văn nói về nỗi khổ của nhân dân ta trong thời kháng chiến chống Pháp, cũng có biết bao nhiêu số phận con người nông dân khổ sở vì sưu cao thuế nặng như Chị Dậu thế nhưng nam Cao vẫn góp vào nền văn học nước nhà một số phận người nông dân nghèo không có người thân chỉ có mỗi con chó làm bầu làm bạn. Đó chính là Lão Hạc. Đặc biệt trong truyện ấn tượng nhất đoạn diễn biến tâm trạng Lão Hạc khi bán con chó Vàng.

Lão Hạc là một người nông dân cao tuổi thế nhưng lại cô độc chỉ có một mình. Vợ ông thì đã mất có một đứa con trai thì vì quá nghèo không có đủ tiền cho con cưới vợ cho nên anh con trai thất tình chán đời bỏ vào nam làm đồn điền cao su rồi biệt vô âm tín luôn. Sống cô độc một mình chỉ có những chuyện lớn hay những khúc mắc trong lòng thì ông lão lại sang nhà ông giáo. Tuy vậy người làm bạn với ông thường xuyên thì chỉ có con chó mà ông gọi nó bằng cái tên thân thiết là cậu Vàng. Ông cứ sống như thế và nuôi hi vọng con trai mình sẽ trở về. Thế rồi cuộc sống và những dồn ép của xã hôi không cho ông có được cậu vàng bên cạnh nữa. Ông quyết định bán nó đi, nhưng khi bán nó đi thì lương tâm ông day dứt và trong đầu ông luôn xuất hiện những hình ảnh của cậu Vàng.

Trước khi có ý định bán cậu Vàng ông nhìn nó cũng đủ thấy nó sợ ông sẽ bán nó đi. Nó khôn lắm biết chủ không có gì ăn nên khi ông cho nó ăn cái gì thì nó đều ăn và quẫy đuôi như cảm ơn. Thế nhưng đến ông cũng không ngờ ông phải bán nó đi. Cuộc sống đã dồn lão phải bán nó và nhận lấy cái chết về mình. Ông từng hứa với nó là không bán nó nhưng bây giờ ông lại làm sai lời hứa của mình chính vì thế mà ông thấy day dứt. Không những thế cậu vàng còn là một người bạn với ông mất đi người bạn ấy thì ông làm gì con ai mà bầu bạn nữa.

Lão Hạc chạy sang nhà ông giáo mà khóc lóc chửi bản thân mình. Nhà văn Nam Cao như thấu hiểu được cảm giác đó cho nên đã viết rất xúc động đoạn văn miêu tả tâm lý Lão Hạc khóc mếu khi bán cậu Vàng. “cố làm ra vui vẻ nhưng trông lão cười như mếu và đồi mắt lão ầng ậng nước”, mặt lão đột nhiên co rúm lại.Những vết nhăn xô nhau lại với nhau,ép cho nước mắt chảy ra…lão mếu như con nít.Lão hu hu khóc”.Bộ dạng lão Hạc trông that là tội nghiệp.Những giọt nước mắt khó khăn tưởng như không thể có ở cái tuổi gần đất xa trời của lão đã rơi chỉ vì thấy mình có lỗi với chú chó Vàng.Lão khóc như đứa con nít giận dỗi vì bị ai đe nẹt và quát mắng”. Như vậy có thể nói ông Lão yêu thương con chó của mình lắm. Đối với ông thì cậu Vàng giống như một con người chứ không phải là một con chó nữa.

phan tich dien bien tam trang lao hac khi ban con cho vang

Vậy là ông đã mất đi người bạn duy nhất ấy. Ông còn văng những câu chửi thề để chửi chính bản thân mình “ khốn nạn.. Ông giáo ơi… nó có biết gì đâu”. Điều đó cho thấy ông Lão đang rất ân hận và day dứt vì việc làm của mình. Ông là một người có lòng tự trọng và ông thấy việc ông nói dối một con chó là không nên. Nhìn thấy ánh mắt của cậu Vàng khi bị bán ông lão như có cảm giác nó trong ánh mắt nó nhìn ông không còn yêu quý như xưa mà như là đang oán hận trách móc: “A!Lão già tệ lắm!Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử tôi thế này à”.

Từ đau đớn thương cậu Vàng đến day dứt lương tâm Lão Hạc chuyển đến sự chua chát trong cuộc đời của mình. Ông nói để hóa kiếp cho con chó ấy nhưng qua đó ta thấy được kiếp người trong xã hội ấy chẳng khác nào kiếp chó. Và dù sao thì cũng phải chết.

Qua đây ta thấy được tâm trạng của Lão Hạc khi bán cậu Vàng. Đối với chúng ta nhiều khi bán đi một con chó cũng thấy rất bình thường nhưng đối với người dân ấy chỉ có một mình với con chó ấy thì lại rất buồn. Qua đó ta cũng thấy được phẩm chất đáng quý của người nông dân. Đó là tự trọng giàu lòng thương yêu.

Mai Hà Chi
12 tháng 9 2017 lúc 17:02

Nam Cao là nhà văn có biệt tài viết về đề tài nông dân, nông thôn Việt Nam. Chính sự am hiểu, gắn bó với cuộc sống của con người, những người nông dân mà mỗi hình ảnh Nam Cao khắc họ trong tác phẩm của mình đều rất chân thực, sống động, mang lại cho người đọc những cảm xúc thực nhất, rõ nét nhất. Viết về bi kịch đói nghèo của người nông dân, truyện ngắn “Lão Hạc” của Nam Cao đã thể hiện được một cách chân thực và cảm động về số phận của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. Cụ thể ở đây là cuộc sống và số phận của nhân vật Lão Hạc.

Truyện ngắn “Lão Hạc” là một thiên truyện vô cùng xúc động về Lão Hạc, một người nông dân nghèo trong xã hội Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám. Truyện ngắn xoay quanh câu chuyện Lão Hạc bán con chó Vàng và bao nhiêu giằng xé, đau khổ sau đó của Lão. Đọc truyện ngắn ta có thể thấy trước khi bán cậu Vàng, Lão Hạc cũng đã có một hoàn cảnh vô cùng đáng thương, bi đát: vợ mất sớm, con trai yêu một cô gái trong làng nhưng vì không có tiền cưới vợ, cô gái thì lại đi lấy con trai của ông phó lí trong làng nên cũng phẫn chí mà bỏ đi tha phương, làm công nhân ở một đồn điền cao su. Lão Hạc chỉ còn lại cậu Vàng – con chó mà con trai Lão để lại. Như vậy, trước hết ta thấy con chó Vàng không phả là một vật nuôi mà với Lão Hạc nó là một người bạn thân thiết. Hiểu như vậy ta sẽ có căn cứ để hiểu về diễn biến tâm lí đầy phức tạp của Lão Hạc sau khi bán cậu Vàng.

Vì đột nhiên đổ bệnh nặng, Lão Hạc không thể đi làm, nhà lại hết tiền mà cậu Vàng lại ăn rất khỏe. Vì không muốn tiêu tiền mà mình để dành cho con trai, Lão Hạc đã phải suy nghĩ rất nhiều khi quyết định bán cậu Vàng, lão đã nhiều lần sang nhà ông Giáo để hỏi ý kiến về việc bán chó. Điều đó chứng tỏ đây là một quyết định vô cùng khó khăn với ông. Bởi cậu vàng là người bạn thân thiết, cũng là kỉ vật của anh con trai để lại trước lúc đi xa. Do đó, bao nhiêu tình thương dành cho, có bao nhiêu nỗi niềm ông đều dành hết cho cậu Vàng. Ông coi nó như người bạn, như người con, người cháu của mình.

Khi quyết định bán con chó, Lão Hạc đã rất đau khổ, day dứt vì: “ già bằng tuổi này đầu rồi mà còn đánh lừa một con chó”, “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt ầng ậc nước”. Lão tự trách mình là một người chủ bất nhân, một tên lừa đảo khi lừa một con chó vốn rất tin yêu mình. Lúc này trông lão thật tội nghiệp: “ Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc….”. Tiếng khóc của Lão hạc thật khiến người khác thấy thương cảm, tội nghiệp. Cũng có thể thấy lão thực sự rất yêu quý con chó nên khi lừa bán nó lão mới trải qua sự dằn vặt, đau khổ ghê gớm như vậy.

Như vậy, qua việc bán cậu Vàng, chúng ta nhận thấy Lão Hạc là một con người sống rất có tình nghĩa, không chỉ là một người cha có trách nhiệm, tự trách mình vì không làm tròn bổn phận của người cha, khiến con bỏ đi tha phương. Nhưng lão cũng là một người cha tuyệt vời, dù ốm đau, đói khổ thì lão cũng quyết không lấy tiền mà lão để dành cho con. Với cậu Vàng, Lão Hạc cũng là một người chủ đầy tình thương. Vì không còn lựa chọn nào khác mà lão đã phải bán đi cậu Vàng, sau đó tự trách mình, ray rứt đau khổ.

Kết thúc truyện ngắn, Lão Hạc đã lựa chọn cái chết đầy đau đớn. Lão Hạc đã lựa chọn cái chết như sự giải thoát cho mình bởi lão không muốn sống để phải dùng đến số tiền mà cả đời ông dành dụm cho con trai; sống nhưng luôn phải ray dứt, đau khổ vì đã lừa bán cậu Vàng.

Lão Hạc hoàn toàn chủ động trước cái chết của mình. Sau khi bán chó, lão đã gửi ông giáo mảnh vườn, nhờ ông giáo trông coi, chờ con lão về thì giao lại; lão cũng dành hết tiền dành dụm được nhờ ông giáo và bà con hàng xóm làm ma cho lão nếu lão chết đi. Đó là những thu xếp và suy nghĩ rất tỉnh táo của một người khi nhận ra đường cùng của mình. Đồng thời đó cũng là lòng tự trọng của một người đành nhịn ăn chứ không muốn gây phiền toái đối với hàng xóm, láng giềng.

Truyện “ Lão Hạc” hay ở chỗ đã thể hiện được một cách chân thực, sâu sắc và cảm động số phận đau thương và phẩm chất cao quý của người nông dân trong xã hộ cũ. Song, ý nghĩa lớn nhất của tác phẩm là ở chỗ nó đặt ra vấn đề nhân cách của con người và việc gìn giữ nhân cách trong những lúc “cùng đường”. Bị đặt vào hoàn cảnh không có lối thoát, buộc phải lựa chọn nhưng Lão Hạc không vì ham sống mà làm mọi việc đi ngược lại với lương tâm của mình. Lão lựa chọn cái chết, tự kết liễu thân xác già nua của mình để giữ trọn nhân cách và phẩm giá của một con người, không bị sa vào con đường lưu manh hóa.

Tham khảo !

Các câu hỏi tương tự
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Lê Lâm
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Thanh Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết
Phạm Khánh Huyền
Xem chi tiết
Oanh Hồ
Xem chi tiết
Long Vương
Xem chi tiết
Nguyễn Bá Hải
Xem chi tiết