a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.
- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi. - Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.
b. Cách tả của bài ca dao
- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.
c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.
- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.
- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử.
d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.
- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo dựng nên thắng cảnh.
- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựng để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.
-“Rủ nhau” : dùng từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết và cùng chung mối quan tâm, cùng muốn làm một việc gì đó => là một yếu tốthể hiện tính cộng đồng của ca dao.
-Cách tả cảnh : gợi mà không tả. Chỉ dùng phép liệt kê, liệt kê những cái tên đã ăn sâu vào tâm thức người Việt đã gợi lên một cảnh trí thiên nhiên tuyệt đẹp ngay giữa lòng Hà Nội.
-Địa danh trong bài 2 rất đặc biệt : vừa là thắng cảnh thiên nhiên, đồng thời nó cũng là một di tích lịch sử, văn hóa, gắn liền với lịch sử và nền văn hiến của dân tộc. => gợi lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử, văn hóa.
-Câu cuối : “ hỏi ai gây dựng nên non nước này” : là một câu hỏi tu từ, có ý nghĩa khẳng định, nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha ta. Đó cũng là lời nhắc nhở cho thế hệ mai sau phải biết trân trọng, giữ gìn, tiếp nối truyền thống dân tộc.
thể hiện sự thích thú khi tham quan cảnh đẹp hồ Gươm. Một cảnh đẹp thiên nhiên , đồng thời là một di tích lịch sử