Nhớ rừng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nam Nguyễn Tiến

phân tích cái hay của 2 đoạn thơ 2 và 3 trong bài nhớ rừng 

 

Sơn Mai Thanh Hoàng
23 tháng 1 2022 lúc 20:15

TK:

  Nhớ rừng là một bài thơ tiêu biểu trong phong trào thơ mới.Thật sự, chỉ với bài thơ này,Thế Lữ đã có một chỗ đứng vững chắc trong nền thơ đang được nước nhà trào đón.Trong nhớ rừng tác giả đã khéo léo để thể hiện nỗi niềm của người con yêu có lòng nước thầm kín thông qua lời của một con hổ trong vườn bách thú, để thể hiện cuộc sông tầm thường giả dối ràng buộc của người dân đương đại.

     Phải, tầm thường, giả dối, ràng buộc, đó chính là những lời hổ ta nói về cuộc sống của mình. Trong cái cũi sắt chật hẹp ấy, chú nằm dài trông ngày tháng dần qua, khinh những con ngươì nhỏ bé láo toét, dám “dương mắt bé diễu oai linh rừng thẳm”, phải “chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi” và “cặp báo chuồng bên vô tư lự”.Những con người xấu xa kia, những tửơng chú đã bị khuất phục…nhưng không nếu có dùng từ ngữ ầy thì chỉ có thể nói về thể xác của chú mà thôi đâu thể khuất phục được tâm hồn chú, bắt chú thôi nhớ về rừng, cái nơi giống hùm thiêng chú ngự trị.

     Chỉ một câu nói(ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ) thì đã lột tả đươc hết những nỗi niềm của hổ. Chú nhớ những gì ư? Chú nhớ thưở tung hoành hống hách, nhớ những lần bước chân lên dõng dạc đường hoàng. Trong con mắt của vị chua tể sơn lâm kia tất cả những gì chú thấy đều chỉ là tầm thường, kẻ bề tôi.

     Chú nhớ cái gì ư? Chú nhớ bộ tứ bình mỗi ngày hưởng lạc tưởng hổ không có tâm hồn thì thật là 1 sai lầm to lớn, mỗi lúc chú hóa thân vào những ngôi vị khác nhau.

     Có lúc vị chúa tể sơn lâm như một thi sĩ với tâm hồn bay bổng đêm đến say mồi đứng uống những giọt sương tan bên bờ suối lãng mạn, đẹp. Có những lúc hổ ta như 1 nhà hiền triết am hiểu thế giới đứng nhìn giang sơn mình đổi mới và thấy mình to lớn lắm. Rồi quay lại thực tại, quả thực 1 vị chúa sơn lâm cũng phải có lúc trự sung sướng đúng không? Vì thế hổ đã tự thưởng cho mình những giấc ngủ được đưa vào bởi tiếng chim ca. Bức tranh cuối cùng nhuốm toàn 1 màu đỏ, màu đỏ của máu, màu đỏ của hoàng hôn ở giữa đó, 1 vị chúa tể sơn lâm đang gầm gừ giương oai thì quả thực còn gì đẹp hơn. Vẻ đẹp của buổi chiều tà, vẻ đẹp của cái giống hùm thiêng, vẻ đẹp của núi rừng, vẻ bi đát của máu hòa quyện vào nhau.

     Thôi, ra khỏi đó thôi, để làm gì khi cứ nhớ mãi về quá khứ hổ ơi, quay lại đi, quay lại cái cuộc sống tù túng của mi đi, bên cạnh mi chỉ là những mô gò thấp kém, len dưới nách là dòng nước len giả suối. Có buồn không? Chán không? Nhưng nào đâu hổ bị khuất phục cung như những con người Việt Nam kiên cường bất khuất, dù 1 lúc phải chịu 2 vòng xiềng xích, cuộc sống mà không thể làm những gì mình mong muốn thì phải làm sao đây. Phải đứng lên đấu tranh chứ. Vì vậy mới có 2 bà Trưng cưỡi voi ra trận, mới có trận thãng oanh liệt ở Chi Lăng…..

︵✰Ah
23 tháng 1 2022 lúc 20:17

Tham Khảo 

  Khổ 2: Trong sự ngán ngẩm khi đang bị tù đày ở khổ 1, đây là khổ thơ thể hiện niềm nuối tiếc về nơi trước đây hổ đã từng một thời "anh hùng hống hách những ngày xưa". Lần lượt cảnh vật hiện lên qua tâm tưởng thật hùng vĩ, âm u và huyền bí "cây cao, bóng cả, cây già", tiến "gió gào ngàn thét núi" rồi cả tiếng rừng khi tấu lên khúc trường ca "dữ dội". Trong khung cảnh đó, hình ảnh con hổ - chúa sơn lâm hiện lên thật oai hùng:

"Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng

Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng

.........

Là khiến cho mọi vật đều im hơi"

     Một hình ảnh quả là kì vĩ, lớn lao của chúa sơn lâm. Tác giả đã khéo léo miêu tả những hình ảnh của núi rừng để làm phông nền khắc hoạ một hình ảnh nổi bật: chúa sơn lâm. Những từ ngữ miêu tả rất linh hoạt với hàng loạt động từ thể hiện sự hùng vĩ của chốn thâm sâu: gào, hét, thét và các từ tượng hình khi miêu tả chúa sơn lâm: dõng dạc, đường hoàng, lượn, nhịp nhàng, vờn, mắt thần khi đã quắc...

     Khổ thơ thứ 3 là sự tiếp nối mạch cảm xúc, suy tưởng trong nỗi nhớ của khổ 2. Cảnh vật núi rừng hiện lên thật thơ mộng hiền hòa và gần gũi như bức tranh:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

..........

Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu?

     Từ nỗi nhớ đã chuyển thành nuối tiếc với điệp từ "nào đâu", "đâu" được lặp lại. Sự nuối tiếc thể hiện qua lời cảm tán trực tiếp "Than ôi!" và kèm theo đó là một câu hỏi tu từ thể hiện nỗi xót xa, đau đớn của chúa sơn lâm oai hùng một thời...
Có thể nói, 2 khổ 2 và 3 là những khổ thơ hay nhất trong bài thơ "Nhớ rừng" của Thế Lữ. Ông xứng đáng là nhà thơ nổi bật nhất trong trào lưu thơ mới lúc bấy giờ.


Các câu hỏi tương tự
weluvlama
Xem chi tiết
Bảo Ngọc Nguyễn
Xem chi tiết
Trang Kiều
Xem chi tiết
nami
Xem chi tiết
Nguyễn Bá An
Xem chi tiết
Cô cô nớt senpai
Xem chi tiết
Bình Lê
Xem chi tiết
2012 SANG
Xem chi tiết
Lê Anh khôi
Xem chi tiết