- Giới thiệu tác giả Hồ Chí Minh:
+ Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc với nhiều tác phẩm thơ, văn xuôi đặc sắc.
- Giới thiệu khái quát về bài thơ Chiều tối :
+ Chiều tối là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của Bác thể hiện cảm hứng trên đường chuyển lao từ Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
THÂN BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI* Luận điểm 1: Bức tranh thiên nhiên chiều tối trên đường chuyển lao.
Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa từng không)
- Thời gian và hoàn cảnh:
+ Thời gian: chiều tối
+ Hoàn cảnh: chặng cuối của một ngày chuyển lao đày ải, cực khổ
- Cảnh thiên nhiên được vẽ bằng những nét vẽ đậm: "chim" - "mỏi", "chòm mây" - "trôi nhẹ".
-> Bức tranh nên thơ, yên bình của cuộc sống
- Hình ảnh cánh chim:
+ Ý nghĩa tả thực: cánh chim chiều nên dáng bay mệt mỏi nhưng hướng bay có mục đích: về rừng tìm chốn ngủ.
-> Chiều tối với vạn vật là sự trở về nghỉ ngơi. Hoạt động của chim có động lực thúc đẩy
+ Ý nghĩa liên tưởng:
Giữa chủ thể trữ tình và hình ảnh cánh chim có nét tương đồng là đều mệt mỏi, chim bay liên tục, người tù cũng đi liên tục.Nét khác biệt: chim cố gắng bay về tổ ấm còn người tù tiếp tục đi cũng chỉ đến một nhà lao khác; nếu chim có động lực thúc đẩy thì người tù chẳng có động lực nào cả.=> Ẩn sâu là nỗi nhớ nhà, nhớ nước của người con bị tù đày ở nơi xa xứ
- Hình ảnh chòm mây:
+ Ý nghĩa tả thực: chòm mây lẻ loi trôi lững lờ giữa tầng không
+ Ý nghĩa liên tưởng: đám mây lẻ loi giữa bầu trời cũng như sự lẻ loi cô đơn của người tù giữa núi rừng bao la.
=> Hồ Chí Minh đã phác họa nên một bức tranh vừa cổ điển nhưng rất bình dị, gần gũi.
=> Qua đó, ta thấy được vẻ đẹp tâm hồn của Bác: nhạy cảm, tinh tế, yêu thiên nhiên tha thiết, nghị lực, bản lĩnh phi thường.
* Luận điểm 2: Bức tranh đời sống sinh hoạt của con người.
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc
Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết, lò than đã rực hồng)
- Những hình ảnh đời sống dân dã, đời thường:
+ “sơn thôn thiếu nữ”: hình ảnh người thôn nữ cùng với công việc lao động giữa miền sơn cước
-> Hình ảnh thiếu nữ xay ngô là trung tâm của bức tranh, thể hiện vẻ đẹp khỏe khoắn của người lao động.
=> Sự xuất hiện của thiếu nữ xay ngô khiến bài thơ có tiến triển mới:
Thiên nhiên đi vào nghỉ ngơi nhưng nhịp sống con người vẫn dẻo daiCảnh trong hai câu đầu rất tĩnh còn ở hai câu cuối này nhờ hoạt động con người mà trở nên sinh động hơn+ "lò than rực hồng" trong đêm tối như đang nhen nhóm lên niềm vui, niềm lạc quan, xua tan đi cảm giác lạnh lẽo, cô đơn trong lòng người xa xứ. -> Nghệ thuật lấy sáng tả tối, lấy không gian để tả thời gian
+ “Hồng” là hơi ấm, là ánh sáng, niềm vui và sự tin yêu.
=> Mạch thơ có sự vận động: từ tối đến sáng, từ buồn đến vui, thể hiện cái nhìn lạc quan, hướng tới tương lai của tác giả.
KẾT BÀI PHÂN TÍCH CHIỀU TỐI- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
+ Nội dung: Bài thơ cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên trên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh
+ Nghệ thuật: Đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại; bút pháp chấm phá, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình tinh tế; điệp ngữ chuyển tiếp, cách dùng từ linh hoạt; ngôn từ tả ít, gợi nhiều, ý tồn tại ngoài lời.
- Cảm nhận của em về bài thơ.