Đề bài : Phân tích bài ca dao " Chiều chiều ra đứng ngõ sau" ?

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
korea thang

phân tích bài chiều chiều ra đứng ngõ sau

Thảo Phương
10 tháng 10 2016 lúc 12:04

Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Ca dao cổ truyền có nhiều câu mở đầu bằng hai tiếng chiều chiều:

Chiều chiều xách giỏ hái rau

Chiều chiều ra đứng bờ sông...

Chiều chiều là giai diệu nhè nhẹ, buồn thương. Điệu tâm hồn biểu hiện trong câu ca dao vô cùng đặc sắc, nó quyện vào tâm hồn người đọc, người nghe.

Câu thơ thứ nhất vừa có tính thời gian (chiều chiều) vừa có tính không gian (ngõ sau, quê mẹ). Buổi chiều tà, lúc hoàng hôn buông xuống, ngày sắp tàn vũ trụ sắp đi vào cõi hư vô. Đây là những khoảng thời gian gợi nhớ, gợi sầu cho những kẻ tha hương. Nguyễn Du đã từng nhắc đến trong Truyện Kiều: Song xa vò võ phương trời - Nay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng hay Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà (Huy Cận). Trong bài ca dao trên cũng nói đến buổi chiều. Thời gian cứ lặp đi lặp lại ngõ sau chứ không phải là ngõ trước? Ngõ sau mới trông ra cánh đồng hắt hiu vắng vẻ, phải là chiều chiều khi cơm nước xong xuôi thì mới quạnh hiu. Sự lặp đi lặp lại âm thanh ấy cũng chính là sự lặp lại một hành động (ra đứng ngõ sau trông về quê mẹ) của một tâm trạng. Nghĩ về quê hương là nghĩ về mẹ, bóng hình mẹ đã tạc vào hình bóng quê hương. Nhân vật trữ tình trong câu ca dao không được giới thiệu chi tiết cụ thể. Nhưng ta vẫn thấy hiện lên hình ảnh cô gái xa quê, nhớ quê, nhớ gia đình... (đi lấy chồng xa?). Chắc là nhớ lắm, nhớ quá nên cứ chiều chiều và chiều nào cũng vậy cô ra ngõ sau ngậm ngùi ngóng về quê mẹ.

 

Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Càng trông về quê mẹ càng lẻ loi, cô đơn nơi quê người, nỗi thương nhớ da diết không nguôi:

Trông về quê mẹ, ruột đau chín chiều.

Quê mẹ sau luỹ tre xanh. Nơi cô gái sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương của gia đình, làng xóm. Biết bao kỷ niệm buồn vui cùng gia đình bè bạn. Nơi mà chiều chiều chăn trâu cắt cỏ, có dòng sông nhỏ uốn quanh, có cánh đồng cò bay thẳng cánh, có bà con chất phác hiền lành lam lũ sớm hôm. Nơi ấy mẹ cha tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn. Nếu như theo phong tục xưa Gái thập tam nam thập lục thì cô gái đi lấy chồng từ thuở mười ba. Mười ba năm ấy sống bên mẹ hiền cô vẫn chỉ là đứa con bé bỏng được yêu chiều trong vòng tay của mẹ. Vậy mà giờ nơi quê người đất khách lòng cô lại chẳng xót xa, thương nhớ. Giờ này sau luỹ tre xanh mẹ già. với mái tóc bạc phơ tựa cửa ngóng đứa con xa. Sao mẹ ơi mẹ chẳng:

Có con thì gả chồng gần

Có bát canh cần nó cũng đem cho.

  Vậy là chỉ đến khi không được sống trong sự nuông chiều của cha và sự săn sóc yêu thương của mẹ, khi những hạnh phúc trìu mến ấy mất rồi người con mới thấm thía hết sự ngọt ngào khi bên mẹ.

Ca dao nói ít mà gợi nhiều. Chỉ hai từ quê mẹ mà gợi ra cho người đọc một trường liên tưởng vô cùng lớn. Người con xa quê trông về quê mẹ mà lòng day dứt khôn nguôi. Bốn tiếng ruột đau chín chiều diễn tả nỗi nhớ da diết đó. Tục ngữ, thành ngữ có chín nhớ mười thương thì ca dao có ruột đau chín chiều buổi chiều nào cũng nhớ về quê mẹ, trông hướng nào cũng thấy tê tái, xót xa. Càng nhớ, người con lại càng thương, nỗi buồn cứ như vậy tăng lên gấp bội. Dường như nỗi nhớ ấy, sự cô đơn ấy không có giới hạn, có lẽ trong những lúc như vậy đứa con xa mơ ước nhiều lắm.

Ước gì giờ đây đang nằm trong vòng tay âu yếm của mẹ, để tận hưởng cái giây phút mơn man khắp da thịt trong đôi bàn tay dịu hiền, muốn ngồi bên mẹ để trò chuyện, tâm sự để đếm từng sợi tóc pha sương theo tháng ngày. Bỗng xa xa, khoan nhặt tiếng chim kêu chiều:

Vẳng nghe chim vịt kêu chiều

Bâng khuâng nhớ mẹ chín chiều ruột đau

Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.


 

Linh Phương
10 tháng 10 2016 lúc 16:29

DÀN Ý

I. Mở bài: 

Giới thiệu một cách khái quát và ngắn gọn tâm trạng buồn đau, nhớ da diết về quê mẹ của cô gái.

II. Thân bài:

Trên cơ sở phân tích hai câu ca dao, kết hợp với nhưng suy nghĩ cảm xúc của bản thân để bộc lộ rõ nỗi niềm của cô gái, bày tỏ niềm thông cảm của bản thân với nhân vật.

III. Kết bài:

Tổng hợp, liên tưởng, nâng cao vấn đề. Nhấn mạnh lần nữa sự chia sẻ với tâm trạng của nhân vật: buồn, nhớ.

BÀI THAM KHẢO 1 

Ghe bầu trở lái về đông 

Con gái theo chồng để mẹ ai nuôi 

Niềm day dứt, chơi vơi của người con gái xa mẹ, chiếc ghe kia quay lái đề lòng con chợt thấy nhớ thương. Mẹ đã già như “chuối ba hương”, con lại ở nơi xa, biết ai sớm tối chăm sóc vui vầy. Mẹ chỉ còn một thân già cô quạnh. để rồi người con gái ấy ở nơi đâu cũng nhớ đến mẹ, nhớ về quê mẹ:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau 

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều

(Ca dao)

Nỗi buồn sao cứ tiếp nỗi buồn, cứ mênh mông da diết trong lòng ta. Tâm trạng của người con gái ấy là nỗi đau tha thiết mãi không nguôi như một khối tình thương ấm áp trong im lặng, trong sự đè nén của con tim.

Điệp khúc buồn “chiều chiều” là thời gian để người con gái nhớ, trông về quê mẹ. Khi nắng hoàng hôn rải vàng trên xóm làng, mọi công việc ruộng đồng, nhà cửa đã xong xuôi là người con gái lại lén ra vườn sau để nâng tà áo lau giọt nước mắt nhớ về mẹ cha. Nỗi  nhớ dày vò, tức tưởi hoà vào nỗi buồn mênh mang trong chiều tà. Cô gái nhớ mẹ, nhớ tới sự yên bình, che chở mà mẹ đã dành cho cô cả đời. Nỗi nhớ cứ nghẹn ngào, làm bật ra những dòng cảm xúc, hoà vào nỗi nhớ, khung cảnh ngõ sau như nhuốm cả nỗi buồn. Đó là khoảng thời gian, không gian của riêng cô, một khoảnh khắc hiếm hoi sau một ngày lao động vất vả, tự mình thấy dày núi xa xa nơi chân trời. Dãy núi xa lắm, mảnh như ánh mắt của cô đau đáu khôn nguôi. Một cảm giác thấy mình nhỏ bé, đơn côi. Một khoảng thời gian để con người trở về với chính mình. Cái ngõ sau kín đáo ấy là nơi gới gắm biết bao tình cảm của người con gáí ấy! Có ai biết được rằng buổi chiều nhạt nhoà, một cô gái nhớ về quê mẹ mà lén lau nước mắt:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau 

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều 

Từ nơi sâu kín trong tâm hồn của mỗi con người xa quê, một giọt nước mắt của tình người oà rơi khi nghĩ rằng ở nơi xa xôi cha mẹ đang dần héo hon vì già nua, vất vả:

Mẹ già như chuối chín cây 

Gió đông tôi cũng sợ, gió tây tôi cũng buồn

(Ca dao)

 


Các câu hỏi tương tự
Tạ Kiều Anh
Xem chi tiết
Hoang Truc Mai
Xem chi tiết
Đặng Minh Anh
Xem chi tiết
Khoi My Tran
Xem chi tiết
Nhi Do
Xem chi tiết
funny awful
Xem chi tiết