Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khoi My Tran

phân tích 4 câu thơ cuối của bài qua đèo ngang

 

Lê Nguyên Hạo
25 tháng 11 2016 lúc 12:58

Nói đến những nữ sĩ tài danh hiếm có ai cũng nhắc đến thi sĩ Hồ Xuân Hương với những tác phẩm sắc sảo, bức phá, nhưng nói đến sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn thì phải nói đến Bà Huyện Thanh Quan - Nguyễn Thi Hinh với tác phẩm nổi tiếng "Qua Đèo Ngang" đặc biệt là câu 4 câu thơ cuối bài đã thể hiện rõ những nổi u sầu, trầm buồn của Bà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng cái gia gia

Đây là hai câu luận trong bài. Với điệp từ "quốc quốc" và "gia gia" đã tạo nên bảng âm hưởng du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Nhà thơ đã dùng con chim " quốc " , chim " đa " để nói lên lòng trắc ẩn nhờ nước thương nhà của mình. Tiếng "quốc quốc" trong bài như dựa trên một truyền thuyết Trung Quốc xưa, Thục Đế mất nước hóa thành chim cuốc kêu nhớ nước "quốc quốc" . Ở đây " gia gia " là loài chim đa đa, tác giả ví lên như nó kêu " gia gia" để thể hiện sự nhớ
nước nhà thầm lặng của mình.

Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm

Dừng chân nghỉ lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.

 

Lê Ánh
25 tháng 11 2016 lúc 13:07

Trong nền văn học hiện đại nếu như chúng ta bắt gặp sự sắc sảo, mạnh mẽ, bứt phá trong thơ của Hồ Xuân Hương thì chắc hẳn rằng sẽ thấy được sự điềm tĩnh, nhẹ nhàng, trầm buồn của Bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ “Qua đèo Ngang” tiêu biểu cho phong cách ấy và đặc biệt hơn nữa là 4 câu thơ cuối của bài thơ

 

Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc

Thương nhà mỏi miệng cái da da

Điệp âm “con cuốc cuốc” và “cái da da” đã tạo nên âm hưởng dìu dặt, du dương nhưng vô cùng não nề thấm đến tâm can. Người lữ khách đường xa nghe vẳng vẳng tiếng cuốc và da da kêu mà lòng quạnh hiu, buồn tái tê. Thủ pháp lấy động tả tĩnh của tác giả thật đắc điệu, trên cái nền tĩnh lặng, quanh quẽ bồng nhiên có tiếng chim kêu thực sự càng thêm não nề và thê lương. Nghe tiếng cuốc, tiếng da da mà tác giả “nhớ nước” và “thương nhà”. Thương cảnh nước nhà đang chìm trong cảnh loạn lạc, gia đình li tan; thương cho thân gái phải xa nhà quạnh hiu, đơn độc. Nỗi lòng của bà huyện thanh quan như sâu thẳm tầng mây, trùng trùng điệp điệp không dứt.

Hai câu thơ kết thì cảm xúc và nỗi niềm của tác giả được đẩy lên đỉnh điểm

Dừng chân nghỉ lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta

Chỉ bốn chữ “dừng chân nghỉ lại” cũng đã khiến người đọc cảm thấy da diết, bồn chốn đến não nề. Cảnh trời nước mênh mông, vô tận nhưng con người thì bé nhỏ khiến cho tác giả thấy mình lạc lõng và không một nơi bấu víu. Đất trời rộng lớn, tác giả chỉ cảm thấy còn “một mảnh tình riêng”. Và cái mảnh tình con con ấy cũng chỉ có “ta với ta”. Nỗi buồn dường như trở nên cực độ, buồn thấu tận tâm can, buồn nghiêng ngả trời đất.

4 câu thơ cuối của bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.


Các câu hỏi tương tự
Vương Hàn
Xem chi tiết
Nguyen Ngoc Lien
Xem chi tiết
Trương Khánh Ly
Xem chi tiết
nguyễn văn đạt
Xem chi tiết
Ngọc trà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Chi
Xem chi tiết
thành đạt nguyễn
Xem chi tiết
Nguyên Thị Nami
Xem chi tiết
Nguyễn Linh Nhi 1
Xem chi tiết