phần I: thơ (bài đồng chú, bài thơ về tiểu đội xe không kính, đoàn thuyền đánh cá, bếp lửa, ánh trăng)
1. nêu những hiểu biết về tác giả và h/cảnh sáng tác các bài thơ trên.
3. nêu những đặc sắc về nghệ thuật và nội dung (ý nghĩa - chủ đề) các bài thơ.
3. h/ảnh ánh trăng qua các bài thơ đồng chí, đoàn thuyền đánh cá và ánh trăng có điểm nào tương đồng và khác biệt? chọn và phân tích h/ảnh ánh trăng mà em thích.
4. cảm nhận của em về một đoạn thơ hay mà em tâm đắc.
phần II: truyện (làng, lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà)
1. tóm tắt ngắn gọn về các truyện trên
2. trình bày những hiểu biết về tác giả; hoàn cảnh sáng tác cácc truyện ngắn trên.
3. em hiểu tình huống truyện là gì? Nêu và phân tích ý nghĩa của tình huống các truyện đã học.
4. giải thích ý nghĩa nhan đề các truyện.
5. cảm nhận về cái hay (về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa) một đoạn văn.
6. 1 nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc.
7. chủ đề là gì ? nêu chủ đề các truyện đã học.
Phần I: Thơ (bài Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Ánh trăng)
1. Nêu những hiểu biết về tác giả và h/cảnh sáng tác các bài thơ trên.
- Bài " Đồng chí" của tác giả Chính Hữu. Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, sinh năm 1926, quê ở Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Bài Đồng chí được ông sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trung chiến dịch Việt Bắc ( thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc.
-" Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của tác giả Phạm Tiến Duật. Ông sinh năm 1941, quê ở huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ. Ông sáng tác bài thơ khi gia nhập quân đội, hoạt đông trên tuyến đường Trường Sơn.
- " Đoàn thuyền đánh cá" của tác giả Huy Cận. Ông sinh năm 1919 và mất năm 2005, tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê ở làng Ân Phú, huyện Vụ Quang ( trước đây thuộc huyện Hương Sơn, sau là Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh. Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh. Từ chuyến đi thực tế này, Huy Cận có cảm hứng viết về thiên nhiên đất nước, về lao động và niềm vui trước cuộc sống mới. Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá được sáng tác trong thời gian ấy.
- " Bếp lửa" của tác giả Bằng Việt . Tên khai sinh của ông là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941, quê ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Bài thơ Bếp lửa được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh vên học ngành Luật ở nước ngoài.
- " Ánh trăng" của tác giả Nguyễn Duy. Tên khai sinh là Nguyễn Duy Nhuệ, sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Bài thơ Ánh trăng được ông sáng tác trong thời kì chống Mĩ cứu nước.
Dài dzậy bạn? Mai mình rảnh làm tiếp, vừa học hết chương trình văn 9 luôn nên biết chút ít.
Phần II: truyện (làng, lặng lẽ Sa Pa, Chiếc lược ngà)
1. Tóm tắt ngắn gọn về các truyện trên
2. Trình bày những hiểu biết về tác giả; hoàn cảnh sáng tác cácc truyện ngắn trên.
-" Chiếc lược ngà" của tác tác giả Nguyễn Quang Sáng. Ông sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Truyện ngắn Chiếc lược ngà được viết năm 1966 ( khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ).
- " Lặng lẽ Sa Pa" của tác giả Nguyễn Thành Long. Ông sinh năm 1925 và mất năm 1991, quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, viết văn từ thời kì kháng chiến chống Pháp, ông là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của tác giả.
- " Làng" của tác giả Kim Lân, tên khai sinh của ông là Nguyễn Văn tài, quê ở huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, ông chuyên viết truyện ngắn. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
3. Em hiểu tình huống truyện là gì? Nêu và phân tích ý nghĩa của tình huống các truyện đã học.
-Tình huống truyện là cái hoàn cảnh riêng được tạo nên bởi một sự kiện đặc biệt trong truyện khiến tại đó, cuộc sống hiện lên đậm đặc nhất và ý đồ tư tưởng của tác giả cũng được bộc lộ sắc nét nhất.
-Làng - Kim Lân Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn. Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh mang tai từ những người tản cư - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi hổ và nhục nhã. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân muốn làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. - Lặng lẽ Sa Pa: Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. - Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng. Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là ba. Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ. Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam.4. Giải thích ý nghĩa nhan đề các truyện.
Làng Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu” mà " làng" là tất cả tình yêu làng quê gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai Thu. Lặng lẽ Sa Pa - Giữa thiên nhiên yên ắng, hiu hắt, giữa cái lặng lẽ của Sa Pa vẫn có những con người sống sôi nổi, yêu lao động, hết mình vì công việc và sống luôn có trách nhiệm như anh thanh niên trẻ tuổi sống trên đỉnh núi Yên Sơn. - Chiếc lược ngà Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của người cha yêu thương vô cùng để lại cho con trước lúc hy sinh. Với ông Sáu, chiếc lược ngà như phần nào gỡ mối tâm trạng của ông trong những ngày ở chiến khu. Chiếc lược ngà còn là minh chứng cho tình cảm giữa hai cha con ông Sáu và bé Thu.5. Cảm nhận về cái hay (về nghệ thuật và nội dung ý nghĩa) một đoạn văn
Trong tác phẩm " Chiếc lược ngà"
Từ " Đến lúc về,... " buông xuống như bị gãy".
Tác giả đã xây dựng tình huống thật éo le. ông Sáu vừa trở về quê,nhìn thấy bé Thu, bao nhiêu nỗi nhớ mong, cảm xúc của ông Sáu ùa về khi nhìn thấy đứa con gái bé bỏng sau tám năm ròng xa cách,ông vui mừng từ trên xuồng vội nhảy lên kêu to " Thu! Con" và định ôm hôn con gái cho thỏa bao nhiêu năm nhớ mong con mà chẳng được gặp. Nhưng thật trái ngang, vừa nhìn thấy vết sẹo trên mặt ông Sáu, Thu giật mình, sợ hãi la lên không chịu nhận ba. . Một đoạn văn khiến người đọc không khỏi xúc động trước tình yêu mà ông Sáu dành cho con gái, đối với một người ba đâu còn điều gì đau lòng hơn là khi đứa con ruột thịt của mình lại chối bỏ mình. Thấy con như vậy, ông Sáu rất đau lòng nhưng chẳng hiểu vì sao lại như vậy.Chi tiết " vết sẹo" là nguyên nhân khiến bé Thu không chịu nhận ông Sáu là ba, một chi tiết nhỏ nhưng đã góp phần tạo nên sự lôi cuốn cho người đọc, giúp cho bài văn sống mãi với thời gian.