Phần I: Đọc phần văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì. Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị : - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng. Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu. (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi) Câu 4. Xác định thành ngữ dân gian trong đoạn văn ? Nêu ý nghĩa của thành ngữ đó? Câu 5. Từ nội dung đoạn văn trên em cảm nhận ở Tấm có những đức tính nào tốt đẹp? Em cần làm gì để rèn luyện đức tính đó?
Câu 4 : Thành ngữ dân gian : mò cua bắt ốc
`-` Ý nghĩa : làm lụng vất vả, kiếm sống khó nhọc.
Câu 5 : Em cảm nhận ở Tấm có những đức tính tốt đẹp : nhân hậu, chăm chỉ. Em sẽ cố gắng rèn luyện một nhân cách tốt đẹp , làm theo 5 điều Bác Hồ dạy, cố gắng sống tốt như cô Tấm.
4. thành ngữ: ba chân bốn cảnh
=> ý nghĩa: miêu tả hành động của Cám đi rất nhanh, vội vã, qua đó thể hiện tính cách của Cám.
5. từ nội dung đoạn trích, ta thấy Tấm có những đức tính tốt đẹp như là cần cù, chăm chỉ, chịu thương chịu khó. Bản thân mỗi người cần chăm chỉ làm việc, cố gắng học tập, rèn luyện tốt... (HS mở rộng liên hệ bản thân thêm)