Soạn ngữ văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mario DaiVy

1. Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phản như thế nào ? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần Đọc Thêm.
2. Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dung tâm (y : chữa bệnh, thầy thuốc ; thiện ; giỏi, tốt lành ; dụng : dùng ; tâm : lòng. tấm lòng). Có sách dịch nhan đề trên là Thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch : Thầy thuốc giỏi cốt nhất ổ tấm lòng. Vậy có gì khác nhau ? Em tán thành cách nào ? Lí do ?

Lê Phương Anh
1 tháng 1 2018 lúc 16:51

Câu 1.

Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người giỏi về nghề nghiệp nhưng đồng thời có tấm lòng nhân ái, thương dân như con, không phân biệt người bệnh sang hèn mà cần hết lòng cứu chữa. Đó là y đức của người thầy thuốc Lời thề của Hi-pô-cờ-rát: “Tôi không lấy tiền thù lao quá đáng và sẽ săn sóc miễn phí cho người nghèo” Qua lời mong mỏi của Trần Anh Vương và lời thề của Hi-pô-cờ-rát, ta đều nhận thấy niềm mong mỏi về y đức của người làm thầy thuốc. Nhưng trong lời nói của Trần Anh Vương, ta thấy được vị vua mong muốn đối với tay nghề của người thầy thuốc phải giỏi.

Câu 2.

Ngay nhan đề của bài văn đã đề cập đến chữ “tâm” và chừ “tài” trong nghề y. Nhan đề chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi ở tấm lòng” thì dường như ý nói thầy thuốc giỏi ở tấm lòng là đủ. Nếu dịch “thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” thì có nghĩa là thầy thuốc vừa giỏi vừa có tâm lòng. Trong đó, tấm lòng là gốc. Như vậy, tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.

Chúc bạn học tốt!!!!!haha


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Diệu Thiện
Xem chi tiết
_ Thái
Xem chi tiết
Võ Quốc Hưng
Xem chi tiết
nguyễn duy manhj
Xem chi tiết
Kamy
Xem chi tiết
Gia An
Xem chi tiết
Gia An
Xem chi tiết
Nguyễn Hoài Tram Anh
Xem chi tiết
Ngân Giang 4A1 Đỗ
Xem chi tiết