PHẦN I: Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi
" Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu Mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa dối chồng con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ ".
1,Những từ xưng hô in đậm là của nhân vật nào ?
2,Giải thích nghĩa của thành ngữ "lòng chim dạ cá"
3,Các câu trong đoạn văn liên kết với nhau bằng phép liên kết nào ?
4, Viết đoạn văn theo kiểu qui nạp về nguyên nhân cái chết của nhân vật trên
PHẦN II :
1, Bài thơ về tiểu đội xe không kính do ai sáng tác, trong thời kì nào ?
2, Viết đoạn văn ngắn khoảng 2/4 trang giấy về hình ảnh người chiến sĩ lái xe thể hiện trong bài thơ
___________HẾT___________
Phần II:
1. Bài thơ về tiểu đội xe không kính do Phạm Tiến Duật sáng tác, trong thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Bài thơ tiểu đội xe không kính là tác phẩm tiêu biểu viết về người lính lái xe. Họ là những chàng trai trẻ trung, khỏe khoắn, tràn trề sức sống, rất tinh nghịch, tươi vui mà lạc quan, yêu đời, mà dũng cảm lái xe dưới bom rơi đạn nổ để đưa hàng ra tiền tuyến. Không rõ nhà thơ đã từng bao nhiêu lần trực tiếp cầm lái, hay ngồi trong ca-bin cạnh người cầm lái, mà hình ảnh và suy nghĩ của người lính lái xe trong bài thơ lại chân thực, sống động đến như vậy. Tất cả cứ hiển hiện hồn nhiên, trực diện ngay trước bạn đọc: những chiếc xe không kính và cả tiểu đội lính lái xe vui vẻ, tếu táo mà thật đĩnh đạc, hiên ngang, can đảm... Mở đầu bài thơ là hình ảnh trớ trêu: “Xe không có kính”. Kết thúc là một ý tưởng bất ngờ “Chỉ cần trong xe có một trái tim”. Phải chăng, tiểu đội xe không kính lăn bánh thông đường mau lẹ được là nhờ...” những trái tim cầm lái? Chuyện thật vô lí? Xin hãy lắng nghe lời người chiến sĩ lái xe, hãy đọc thơ và suy ngẫm. Bắt nguồn từ sức trẻ, từ tâm hồn phơi phới của người chiến sĩ lái xe Việt Nam mà chính là từ những năm tháng nhà thơ đã sống, đã trải nghiệm. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính...” đã cho ta thấy chân dung tuyệt đẹp của người lính lái xe từ trong cuộc chiến đấu, từ niềm vui sống của con người thời đại chống Mĩ.