Nhà Hậu Lê (1427-1789) do Lê Thái Tổ lập ra, được phân biệt với nhà Tiền Lê (980-1009) do Lê Đại Hành lập ra cuối thế kỷ 10. Nhà Hậu Lê gồm có 2 giai đoạn:
- Nhà Lê sơ (1428-1527): kéo dài 100 năm, bắt đầu từ khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, Lê Lợi gạt bỏ vua bù nhìn Trần Cảo, tự làm vua, lập ra triều đại mới và kết thúc khi quyền thần Mạc Đăng Dung phế bỏ vua Lê Cung Hoàng lập ra nhà Mạc.
- Nhà Lê trung hưng(1533-1789): kéo dài 256 năm, bắt đầu từ khi Thượng tướng quân Nguyễn Kim lập tông thất Lê Duy Ninh lên ngôi, tức Lê Trang Tông tại Ai Lao để khôi phục nhà Hậu Lê; kết thúc khi Lê Chiêu Thống chạy sang lưu vong tại Trung Quốc dưới thời Thanh Cao Tông.
Cách gọi nhà Hậu Lê bao gồm cả hai giai đoạn Lê sơ và Lê trung hưng. Đặc biệt, thời Lê Trung hưng tuy kéo dài nhưng các Hoàng đế nhà Lê mất thực quyền, chỉ tồn tại trên danh nghĩa. Thời kỳ đầu gọi là Nam Bắc triều, nhà Lê và nhà Mạc chia đôi nước Đại Việt.
- Nhà Tiền Lê (980-1009) bắt đầu từ vua Lê Hoàn đến vua Lê Ngọa Triều.
- Nhà Hậu Lê chỉ chung triều đại Lê khởi đầu từ vua Lê Lợi, tồn tại làm 2 giai đoạn:
+ Lê sơ (1428-1527): trải qua 11 đời vua từ Lê Lợi đến Lê Cung Hoàng thì bị Mạc Đăng Dung cướp ngôi.
+ Lê Trung Hưng (1533-1789): trải qua 16 đời vua từ Lê Trang Tông đến Lê Chiêu Thống. Giai đoạn nhà Lê Trung Hưng gắn với thời kỳ chúa Trịnh nắm quyền, chúa Nguyễn nổi dậy ở phía Nam, nhà Mạc cát cứ Cao Bằng, chúa Bầu nắm giữ Tuyên Quang cùng rất nhiều nạn kiêu binh, thế lực cát cứ khác. Thời kỳ Lê Trung Hưng là thời kỳ đất nước bị chia cắt mạnh mẽ.