Văn bản ngữ văn 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ngoc Thach Tran

''phải chăng chỉ có điều ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc '' viết 1 bài văn nghị luận khoảng 1 trang giấy thi trả lời câu hỏi trên

Võ Thị Giang
17 tháng 2 2017 lúc 12:13

Mở bài : Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn ý kiến / nhận định trong đề thi (Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Không phải chỉ có những điều ngọt ngào mới làm nên yêu thương. )

Hình như tình yêu thương không phải là một đặc trưng của loài người mà còn ở một số loài động vật khác. Thông thường yêu thương được phủ dưới một lớp áo của sự dịu dàng và ngọt ngào. Nhưng sự ngọt ngào chưa đủ để làm nên một tình yêu vĩ đại. Thật vậy, hãy nghĩ đến những khía cạnh khác của yêu thương bên cạnh ngọt ngào.

Thân bài

– Giải thích: Thế nào là yêu thương? Yêu thương tức là có tình cảm gắn bó tha thiết và quan tâm chăm sóc hết lòng.

Có nhiều loại yêu thương như tình mẫu tử, tình thầy trò, tình bạn bè… và có bao nhiêu thời đại, có bao nhiêu con người thì có bấy nhiêu cung cách yêu thương.

Biểu hiện cụ thể của yêu thương?

– Biểu hiện thường thấy nhất của yêu thương là sự ngọt ngào. Có yêu thương, ông bà, cha mẹ mới không giận dữ, quát mắng, rầy la, đánh đập khi con cháu làm việc sai quấy và luôn luôn vuốt ve, dịu dàng, vỗ về, chăm sóc khi con cháu thất bại trên đường đời. Có yêu thương, thầy cô mới không bực mình, la mắng khi học trò nói chuyện, nghịch giỡn trong giờ học, trong lúc thầy cô đang giảng bài. Có yêu thương, anh chị không nề vất vả, mất thời gian mà nhẹ nhàng, từ tốn hướng dẫn các em trong việc học, việc làm…

– Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu: “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” hay “Thuốc đắng dã tật, lời thật mất lòng”. Những câu tục ngữ này đã khẳng định rằng roi vọt, lời mắng chửi có khi cũng là một cung cách biểu hiện của yêu thương. Khi con hư, cha mẹ thường giận dữ la mắng và đánh đòn nhưng ẩn đằng sau đó là một tình yêu thương vô bờ bến. Những lời trách mắng, những đòn roi đó có mục đích cao thượng là muốn con nên người. Khi học trò nói chuyện trong lớp, thầy cô đuổi học trò ra khỏi lớp nhưng trong lòng thầy cô là một tình yêu thương và một sự ngậm ngùi. Mục đích của người thầy là rèn luyện cho học trò mình thành một người tốt.

Dẫn chứng:

– Câu chuyện Lưu Bình – Dương Lễ ngày xưa cũng là một ví dụ cho thấy đôi khi yêu thương phải được ngụy trang bằng sự lạnh lùng và tàn nhẫn. Có những câu chuyện mà cái tát tai không phải của lòng thù hận mà bắt nguồn từ tình yêu thương, mà nhiều năm sau người nhận tát tai mới hiểu ra.

Bàn bạc mở rộng vấn đề :

– Trong thực tế xã hội, những kẻ xấu thường sử dụng những lời ngọt ngào như những thủ đoạn để đánh lừa người khác.

– Trong tình thân bạn bè khi bạn mình sai thì rất cần những lời thẳng thắn như thuốc đắng dẫu có thể làm mất lòng bạn lúc đó nhưng sẽ có ích lợi lâu dài.

– Có những tiểu thuyết và phim ảnh nói về những tình yêu vĩ đại chúng ta bắt gặp bên cạnh những ngọt ngào là những đớn đau và cay đắng.


Các câu hỏi tương tự
☆》Hãčķěř《☆
Xem chi tiết
Văn Hoàng Huy
Xem chi tiết
Đỗ Tuấn Anh
Xem chi tiết
vy nguyễn
Xem chi tiết
Trọng Nguyễn
Xem chi tiết
hoàng ngọc bảo khánh
Xem chi tiết
Nguyễn Diệu Hương
Xem chi tiết
Magic Music
Xem chi tiết
Phương Phan
Xem chi tiết