Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Trần thị vân

Ở trường hay địa phương nơi anh (chị) sống, đang tổ chức ngày hiến máu nhân đạo và anh (chị) được kêu gọi tham gia. Anh (chị) nghĩ gì?

Huong San
16 tháng 6 2018 lúc 8:13

1. Mở bài

– Một phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu nhân đạo đang diễn ra rất sôi nổi trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các cơ quan, trường học.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó.

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp.

b) Bàn luận

(1) Vì sao cần tổ chức hiến máu?

– Máu là thứ sản phẩm kì diệu của con người. Các nhà dược học đã có thể sản xuất ra bao nhiêu thứ thuốc, chưa nơi nào có thể sản xuất được thứ thay thế máu của con người.

– Thế giới càng phát triển, tai nạn gây ra đổ máu cho con người càng nhiều: Tai nạn lao động trên các công trường, các nhà máy, tai nạn giao thông xảy ra hàng giờ ở các thành phố lớn, đến cả những thôn xóm bình yên… Còn có những trường hợp không phải do con người hay tai nạn xảy ra: phẫu thuật trong các bệnh viện cho một sản phụ, một khối u hay một bệnh tật bẩm sinh, phải tiến hành rất nhiều giờ. Mà thực tế, lượng máu trong các bệnh viện, ngân hàng không đủ đáp ứng.

– Nhu cầu có máu là một nhu cầu khẩn trương, cấp bách, việc sống chết có thể xảy ra trong vòng đôi ba giờ, thậm chí trong vòng đôi ba mươi phút. Để cứu sống con người, có trường hợp được đáp ứng ngay nhờ sự hiến máu trực tiếp, nhưng quan trọng nhất vẫn nhờ vào lượng máu đã có sẵn nơi các bệnh viện, các trung tâm huyết học, vẫn được gọi là ngân hàng máu.

(2) Vì sao nên tham gia việc hiến máu nhân đạo?

– Cứu sống con người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của con người. Hiến máu góp phần đem lại sự sống, niềm vui và hạnh phúc cho mọi nguời. Đây là việc làm cần thiết vì cộng đồng.

– Hiến máu thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia… của con người với con người trong cuộc sống; là nghĩa cử cao dẹp thể hiện truyền thống đạo đức, lẽ sống của ông cha.

– Mặc dù phong trào hiến máu đang phát triển rất sâu rộng, nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống, nhất là lúc có những tai nạn cho nhiều người như một trận động đất, một trận lở núi, một tai nạn lao động nghiêm trọng. Ví dụ, vụ sập cầu dẫn ở Cần Thơ làm một khối bê tông khổng lồ đổ xuống gần trăm con người.

– Ai dám tin trong đời chính mình không có lúc bị tai nạn, cần đến máu? Hiến máu cho người khác, đó cũng là dành máu cho mình, hoặc cho một người thân nào đó của mình.

– Đây là một việc tốt đã có nhiều người làm. Có những người đã từng hiến máu đến lần thứ 40, bất cứ lúc nào có người cần đến đều sẵn sàng, có thể đi xe ôm đến hiến máu rồi lặng lẽ đón xe ôm trở về, không nhận bất cứ sự bồi thường hay lời cảm ơn nào của người được giúp đỡ.

(3) Mở rộng, phản đề

– Hiến máu là một việc làm bình thường, một người sau ba, bốn tháng có thể hiến một hay vài trăm phân khối máu, không hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người hiến máu và chất lượng máu hiến tốt cho người bệnh, người hiến máu cũng cần đảm bảo những tiêu chí nhất định về sức khỏe.

– Phê phán những người sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại…

c) Bài học nhận thức và hành động

Thảo Phương
16 tháng 6 2018 lúc 8:52

Hiến máu cứu người một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái của dân tộc ta. Là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để duy trì sự sống. Một phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu nhân đạo đang diễn ra rất sôi nổi trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các cơ quan, trường học.

Khẩu hiệu: ”Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”. Chỉ qua đó thôi chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của hành động mang tính nhân văn sâu sắc này. Từ đó càng phải công nhận, góp phần giúp cho hành động hiến máu cao đẹp này phát triển mạnh mẽ tại cộng đồng. Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó. Hiến máu cứu người chính là một nghĩa cử cao đẹp. Khi ta trao đi những giọt máu, tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng lại đem lại hi vọng cho những người cần máu gấp như các bệnh nhân gặp tai nạn giao thông, các ca ghép tạng, cần rất nhiều máu… hay có thể duy trì sự sống cho những em bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Nhờ những giọt máu chúng ta cho đi đã đem lại niềm tin và hi vọng sống cho họ.

“Mỗi lần cho đi là thấy vui ở trong tâm”. Khi đủ tuổi hãy hiến máu, không chỉ đem lại niêm vui cho bản thân mà còn là niềm vui cho người bệnh và cả xã hội. Hãy thể hiện tinh thần dân tộc, sãn sàng cho đi dòng máu của mình vì tất cả chúng ta đều là con người việt nam máu đỏ da vàng. Mỗi chúng ta cần sống chan hòa, biết yêu thương chia sẻ với những cảnh ngộ đáng thương trong cuộc đời. Tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu bằng việc trực tiếp hiến máu hoặc tuyên truyền vận động bạn bè, người thân đến hiến máu…

Ca dao có câu:

“Dù xây chín bậc phù đồ

Không bằng làm phúc cứu cho một người”

Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, một hành động mang tính nhân văn sâu sắc, là một trong những biểu hiện của truyền thống yêu thương, nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy chung tay nhân rộng và phát triển nghĩa cử cao đẹp này rộng khắp nơi. Góp phần giúp cho cuộc sống tươi đẹp tràn đây tình yêu thương.

luong nguyen
16 tháng 6 2018 lúc 9:05

Các ý chính (Phần thân bài)

* Phong trào hiến máu nhân đạo xuất phát từ đâu?

Nói đến mạng sống con người trước hết là nói đến máu. Máu là thứ sản phẩm kì diệu của con người. Các nhà dược học có thể sản xuất ra bao nhiêu thứ thuốc nhưng chưa thể sản xuất được thứ có thể thay thế cho máu con người.

Trên thế giới, chiến tranh vẫn xảy ra gây đổ máu cho con người, không chỉ người cầm sung mà cả những người dân bình thường.

Những trường hợp phẫu thuật trong bệnh viện rất cần đến máu.

Nhu cầu có máu là một nhu cầu khẩn trương, cấp bách, việc sống chết có thể xảy ra trong vòng đôi ba giờ, thậm chí trong vòng đôi ba phút.

Để cứu sống con người, có trường hợp được đáp ứng ngay nhờ sự hiến máu trực tiếp , nhưng quan trọng nhất vẫn nhờ vào lượng máu có sẵn nơi các bệnh viện, trung tâm huyết học,vẫn được gọi là Ngân hàng máu.

Điều đáng lưu ý: để có túi máu an toàn tiếp cho người cần tiếp máu, phải qua một quy trình dài: tiếp nhận máu, phân loại máu, xét nghiệm, bảo quản….

* Vì sao nên tham gia việc hiến máu nhân đạo?

Cứu sống con người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của con người.

Mặc dù phong trào hiến máu nhân đạo đang phát triển rất sâu rộng nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống nhất là lúc có tai nạn cho nhiều người.

Ai dám tin trong đời mình không có lúc bị tai nạn, cần đến máu? Hiến máu cho người khác đó cũng là dành máu cho mình hoặc cho một người thân nào đó của mình.

Hiến máu là một việc làm bình thường, một người sau 3,4 tháng có thể lại hiến máu tiếp mà không hại gì đến sức khoẻ.

Đây là một việc tốt đã có nhiều người làm. (có những người đã từng hiến máu đến lần thứ 40, bất cứ lúc nào có người cần đến là sẵn sàng, có thể đi xe ôm đến hiến máu rồi lặng lẽ đón xe ôm trở về, không nhận bất cứ sự bồi dưỡng hay lời cảm ơn nào của người được giúp đỡ)

Thiên Chỉ Hạc
16 tháng 6 2018 lúc 16:25
Máu được xem là một phần không thể thiếu của cơ thể con người, máu trong cơ thể người có chức năng cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Có thể nói, máu là món quà vô giá giúp con người duy trì sự sống. Ngày nay khoa học, y học tuy đã có sự phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa có một loại thuốc hay một loại dịch thể nào có thể thay thế được máu. Bởi vậy, muốn cứu sống được người bệnh có nguy cơ mất máu cao cũng như trong điều trị các bệnh hiểm nghèo cần truyền máu không có cách nào khác con người cần được hiến tặng, chia sẻ những giọt máu hồng của mình để góp phần vào việc duy trì sự sống cho những người cần máu. Hiểu được tầm quan trọng của máu đối với con người, nhiều tổ chức nhân đạo đã đứng ra kêu gọi mỗi cá nhân, tập thể trong xã hội cùng đồng cảm và chia sẻ đối với những người bị bệnh hiểm nghèo, những người đang cần máu để duy trì sự sống. Sự chia sẻ và đồng cảm đó được thể hiện bằng hành động hiến tặng những giọt máu hồng của mình để cứu nhiều người trước nguy cơ mất người thân, bạn bè và trước tiên là cứu được tính mạng của chính người bệnh đang cần đến máu. Với thông điệp: “ Giọt máu cho đi - Cuộc đời ở lại” đã bao trọn ý nghĩa và mục đích lớn lao trong các chiến dịch hiến máu nhân đạo. Mỗi giọt máu là biểu hiện của sự sống và tiếp sức cho sự sống. Khi dòng máu chảy trong cơ thể một người chỉ là để duy trì sự sống nhưng cũng dòng máu ấy chảy trong cơ thể nhiều người thì nó trở thành một làn sóng của yêu thương và chia sẻ phần đời quý giá nhất trong cuộc sống con người. Dân tộc Việt Nam với truyền thống nhân đạo cao cả: “Thương người như thể thương thân” “Lá lành đùm lá rách”, bởi vậy, trong xã hội hiện đại ngày nay, nhiều cá nhân, tổ chức trong xã hội… phát huy tốt truyền thống đó bằng những hành động thiết thực, đồng cảm và chia sẻ vật chất và tinh thần đối với những người nghèo, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi... Cũng với ý nghĩa đó, Hiến máu nhân đạo – không chỉ mang đến sự sống của con người mà còn là một hành động cao cả, một nghĩa cử cao đẹp thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng; thể hiện sâu sắc truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta. Người bệnh được truyền máu không chỉ được tiếp nhận vào cơ thể mình một loại thuốc quý mà còn được đón nhận cả tình thương bao la của đồng loại. Cuộc sống của con người dù ở bất kỳ giai đoạn nào cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và xã hội. Những rủi ro, bất hạnh, khó khăn ngoài ý muốn làm cho nhiều người rơi vào tình cảnh nguy cấp, để có thể giữ được sự sống, họ cần được sự trợ giúp của xã hội. Và mỗi cá nhân trong xã hội, chỉ cần hiến một phần máu của mình đã cứu được tính mạng của những người bệnh đang cần đến máu. Việc hiến máu mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Hiến máu không có hại cho sức khỏe nếu được thực hiện đúng quy trình. Để hoạt động này trở thành một hoạt động có ý nghĩa trong xã hội, từng cá nhân phải hiểu được tầm quan trọng và mục đích của hiến máu. Hơn hết là phải có sự đồng cảm, chia sẻ, ý thức trách nhiệm, thể hiện nghĩa cử cao đẹp của mỗi người. Ngoài việc cứu sống tính mạng con người, hiến máu còn mang lại sức khoẻ cho chính người hiến máu. Khoa học đã chứng minh việc hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ có lợi cho sức khỏe, nếu một người mất đi 10–15% lượng máu thì không ảnh hưởng gì đến lượng máu tuần hoàn trong cơ thể vì ngay lúc đó máu dự trữ sẽ được đưa ra lưu thông trong tuần hoàn máu. Khi tham gia hiến máu, máu của chúng ta được đổi mới hằng ngày, sản sinh lượng máu mới, các cơ quan sinh máu sẽ được kích thích và quá trình sinh tạo máu sẽ hoạt động với tốc độ gấp 8-10 lần so với bình thường. Hoạt động này nhằm nhanh chóng lấy lại sự cân bằng của cơ thể. Sau khi hiến máu khoảng 3-4 tuần, các thành phần trong máu phục hồi lại gần như bình thường, khi đó các thành phần trong máu được trẻ hoá, nâng cao sức đề kháng chống bệnh tật. Hiến máu nhiều lần giảm nguy cơ ứ đọng sắt và giảm nguy cơ bệnh tim mạch, rất có lợi đối với người có quá nhiều hồng cầu, sắt và lượng máu đặc. Hiến máu là cách tự kiểm tra và giám sát sức khoẻ của mình. Người tham gia hiến máu được khám và tư vấn sức khoẻ miễn phí để đảm bảo bạn đủ cân nặng, huyết áp bình thường, không bị mắc các bệnh về tim mạch, được kiểm tra và thông báo kết quả các xét nghiệm máu (hoàn toàn bí mật): nhóm máu, HIV, virut viêm gan B, virut viêm gan C, giang mai, sốt rét… Trong trường hợp người hiến máu có nhiễm hoặc nghi ngờ các mầm bệnh này thì sẽ được bác sỹ mời đến để tư vấn sức khỏe, phòng chống bệnh tật. Ngoài ra, người hiến máu được bồi dưỡng và chăm sóc theo các quy định hiện hành, đặc biệt được cấp Giấy Chứng nhận hiến máu tình nguyện của Ban Chỉ đạo hiến máu nhân đạo. Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, Giấy Chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến (trong trường hợp người hiến máu không may cần phải truyền máu). Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc và có giá trị suốt đời người hiến máu.
Aoi Kiriya
16 tháng 6 2018 lúc 8:38

Các ý chính (Phần thân bài)

* Phong trào hiến máu nhân đạo xuất phát từ đâu?

Nói đến mạng sống con người trước hết là nói đến máu. Máu là thứ sản phẩm kì diệu của con người. Các nhà dược học có thể sản xuất ra bao nhiêu thứ thuốc nhưng chưa thể sản xuất được thứ có thể thay thế cho máu con người.

Trên thế giới, chiến tranh vẫn xảy ra gây đổ máu cho con người, không chỉ người cầm sung mà cả những người dân bình thường.

Những trường hợp phẫu thuật trong bệnh viện rất cần đến máu.

Nhu cầu có máu là một nhu cầu khẩn trương, cấp bách, việc sống chết có thể xảy ra trong vòng đôi ba giờ, thậm chí trong vòng đôi ba phút.

Để cứu sống con người, có trường hợp được đáp ứng ngay nhờ sự hiến máu trực tiếp , nhưng quan trọng nhất vẫn nhờ vào lượng máu có sẵn nơi các bệnh viện, trung tâm huyết học,vẫn được gọi là Ngân hàng máu.

Điều đáng lưu ý: để có túi máu an toàn tiếp cho người cần tiếp máu, phải qua một quy trình dài: tiếp nhận máu, phân loại máu, xét nghiệm, bảo quản….

* Vì sao nên tham gia việc hiến máu nhân đạo?

Cứu sống con người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của con người.

Mặc dù phong trào hiến máu nhân đạo đang phát triển rất sâu rộng nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống nhất là lúc có tai nạn cho nhiều người.

Ai dám tin trong đời mình không có lúc bị tai nạn, cần đến máu? Hiến máu cho người khác đó cũng là dành máu cho mình hoặc cho một người thân nào đó của mình.

Hiến máu là một việc làm bình thường, một người sau 3,4 tháng có thể lại hiến máu tiếp mà không hại gì đến sức khoẻ.

Đây là một việc tốt đã có nhiều người làm. (có những người đã từng hiến máu đến lần thứ 40, bất cứ lúc nào có người cần đến là sẵn sàng, có thể đi xe ôm đến hiến máu rồi lặng lẽ đón xe ôm trở về, không nhận bất cứ sự bồi dưỡng hay lời cảm ơn nào của người được giúp đỡ)

Thảo Phương
16 tháng 6 2018 lúc 8:52

Hiến máu cứu người một nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống tương thân thương ái của dân tộc ta. Là hành động giúp đỡ những người bệnh đang cần những giọt máu quý giá để duy trì sự sống. Một phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu nhân đạo đang diễn ra rất sôi nổi trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các cơ quan, trường học. Khẩu hiệu: ”Một giọt máu cho đi - Một cuộc đời ở lại”. Chỉ qua đó thôi chúng ta có thể thấy được vai trò to lớn của hành động mang tính nhân văn sâu sắc này. Từ đó càng phải công nhận, góp phần giúp cho hành động hiến máu cao đẹp này phát triển mạnh mẽ tại cộng đồng. Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó. Hiến máu cứu người chính là một nghĩa cử cao đẹp. Khi ta trao đi những giọt máu, tuy chỉ là một phần nhỏ nhưng lại đem lại hi vọng cho những người cần máu gấp như các bệnh nhân gặp tai nạn giao thông, các ca ghép tạng, cần rất nhiều máu… hay có thể duy trì sự sống cho những em bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Nhờ những giọt máu chúng ta cho đi đã đem lại niềm tin và hi vọng sống cho họ. -- Để xem được đầy đủ nội dung còn lại, mời quý thầy cô và các em vui lòng đằng nhập vào HỌC247 để dowload tài liệu về máy -- “Mỗi lần cho đi là thấy vui ở trong tâm” chúng ta hãy như chị Nhàn và những người khác. Khi đủ tuổi hãy hiến máu, không chỉ đem lại niêm vui cho bản thân mà còn là niềm vui cho người bệnh và cả xã hội. Hãy thể hiện tinh thần dân tộc, sãn sàng cho đi dòng máu của mình vì tất cả chúng ta đều là con người việt nam máu đỏ da vàng. Mỗi chúng ta cần sống chan hòa, biết yêu thương chia sẻ với những cảnh ngộ đáng thương trong cuộc đời. Tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu bằng việc trực tiếp hiến máu hoặc tuyên truyền vận động bạn bè, người thân đến hiến máu… Ca dao có câu: “Dù xây chín bậc phù đồ Không bằng làm phúc cứu cho một người” Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, một hành động mang tính nhân văn sâu sắc, là một trong những biểu hiện của truyền thống yêu thương, nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Chúng ta hãy chung tay nhân rộng và phát triển nghĩa cử cao đẹp này rộng khắp nơi. Góp phần giúp cho cuộc sống tươi đẹp tràn đây tình yêu thương.

Thiên Chỉ Hạc
16 tháng 6 2018 lúc 16:23

DÀN Ý :

a.Mở bài

Một phong trào hiến máu và kêu gọi hiến máu nhân đạo đang diễn ra rất sôi nổi trên khắp nước ta, đặc biệt là ở các cơ quan, trường học.

b. Thân bài

Giải thích Hiến máu là hành động cho đi những giọt máu trong cơ thể chúng ta một cách tự nguyện nhằm giúp đỡ những người cần đến nó. Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp. Bàn luận Vì sao cần tổ chức hiến máu? Máu là thứ sản phẩm kì diệu của con người. Các nhà dược học đã có thể sản xuất ra bao nhiêu thứ thuốc, chưa nơi nào có thể sản xuất được thứ thay thế máu của con người. Thế giới càng phát triển, tai nạn gây ra đổ máu cho con người càng nhiều. Mà thực tế, lượng máu trong các bệnh viện, ngân hàng không đủ đáp ứng. Nhu cầu có máu là một nhu cầu khẩn trương, cấp bách, việc sống chết có thể xảy ra trong vòng đôi ba giờ, thậm chí trong vòng đôi ba mươi phút. Vì sao nên tham gia việc hiến máu nhân đạo? Cứu sống con người từ xưa đến nay là đạo lí lớn nhất của con người. Hiến máu góp phần đem lại sự sống, niềm vui và hạnh phúc cho mọi nguời. Đây là việc làm cần thiết vì cộng đồng. Hiến máu thể hiện tình yêu thương, sự đồng cảm, sẻ chia… của con người với con người trong cuộc sống; là nghĩa cử cao đẹp thể hiện truyền thống đạo đức, lẽ sống của ông cha. Mặc dù phong trào hiến máu đang phát triển rất sâu rộng, nhưng vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu của cuộc sống. Ai dám tin trong đời chính mình không có lúc bị tai nạn, cần đến máu? Hiến máu cho người khác, đó cũng là dành máu cho mình, hoặc cho một người thân nào đó của mình. Đây là một việc tốt đã có nhiều người làm. Mở rộng, phản đề Hiến máu là một việc làm bình thường, một người sau ba, bốn tháng có thể hiến một hay vài trăm phân khối máu, không hại gì đến sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho người hiến máu và chất lượng máu hiến tốt cho người bệnh, người hiến máu cũng cần đảm bảo những tiêu chí nhất định về sức khỏe. Phê phán những người sống vô cảm, dửng dưng trước nỗi đau của đồng loại… Bài học nhận thức và hành động Nhận thức: Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp. Hành động: Mỗi chúng ta cần sống chan hòa, biết yêu thương chia sẻ với những cảnh ngộ đáng thương trong cuộc đời. Tích cực hưởng ứng phong trào hiến máu bằng việc trực tiếp hiến máu hoặc tuyên truyền vận động bạn bè, người thân đến hiến máu…

c. Kết bài

Hiến máu cứu người là một trong những biểu hiện của truyền thống yêu thương, nhân nghĩa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Mỗi chúng ta, hãy nhận thức đúng đắn về hiện tượng này để sống có ích cho đời, cho gia đình và cho chính bản thân.

Các câu hỏi tương tự
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Đỗ Trà My
Xem chi tiết
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Amanda Elizabeth
Xem chi tiết
Đinh Thảo Duyên
Xem chi tiết