Ôn thi vào 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Xuân Bắc

Ở cuối bài thơ: "Qua đèo ngang" của Bà Huyện Thanh Quan có một cụm từ rất đặc biệt, đó là cụm từ "ta với ta". Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" của Nguyễn Khuyến cũng kết thúc bằng cụm từ "ta với ta"

Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn (9-10) câu phân tích để làm rõ giá trị biểu đạt của cụm từ trên trong 2 văn bản, giúp người đọc thấy được sự khác nhau về nội dung của cụm từ đó ở hai tác phẩm 

nhanh hộ em với

nthv_.
28 tháng 9 2021 lúc 15:40

Tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Khuyến là hai nhà thơ lớn của dân tộc, đều làm quan dưới triều Nguyễn, nhưng trong hai thời kì, hai thế hệ cách xa nhau khoảng nửa thế kỉ. Bà Huyện Thanh Quan là một nữ sĩ hiếm có trong xã hội phong kiến. Nguyễn Khuyến là một bậc tài danh lừng lẫy: Tam nguyên Yên Đổ.

Hai bài thơ được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật; ba chữ "ta với ta" đều nằm cuối bài thơ, trong phần kết:

Dừng chân đứng lại trời non nước,
Một mảnh tình riêng ta với ta

Đầu trò tiếp khách trầu không có,
Bác đến chơi dây ta với ta

“Qua Đèo Ngang” tả cảnh con đèo lúc chiều tà và nói lên nỗi buồn của khách li hương; Bạn đến chơi nhà thể hiện một tình bạn tri kỉ, chân thành, quý mến. Do đó, về mặt ngôn ngữ tuy giống nhau, nhưng ý nghĩa và sắc thái biểu cảm hoàn toàn khác nhau.

Trời tối dần, người lữ khách đứng trên đỉnh Đèo Ngang vô cùng xúc động “dừng chân đứng lại”, bồn chồn trông xa, trông gần chỉ thấy “trời non nước” vũ trụ bao la mênh mông. Nỗi buồn thương nhớ gia đình quê hương tường như tan nát cả tấm lòng (một mảnh tình riêng) càng cảm thấy lẻ loi cô đơn. Ba chữ “ta với ta” là tiếng thở dài, tiếng than cực tả nỗi buồn cô đơn của khách li hương khi một mình đứng trên đỉnh Đèo Ngang trong khoảnh khắc hoàng hôn.

Ba chữ “ta với ta” trong bài thơ Nguyễn Khuyến lại có một ý vị riêng. Đã lâu, bạn già tâm giao mới đến chơi nhà. Vợ con đều đi vắng cả, chợ lại xa. Không có cơm gà cá gỏi để đãi bạn. Không có cải, cà, bầu, bí để tiếp khách.

 

Miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có. Mà chỉ có “ta với ta”. “Ta” là bác, “ta” là tôi, “ta” là cả bác với tôi, chan hòa trong một tình bạn tri âm tri kỉ, chân tình, kính mến và quý trọng. Ba chữ “ta với ta” biểu hiện một tình bạn đẹp của các nhà nho ngày xưa.

Qua đó, ta càng thấy rõ phải đặt ngôn ngữ thi ca vào văn cảnh, ngữ cảnh để cảm thụ. Và ta càng thấy rõ cá tính sáng tạo nghệ thuật của các thi sĩ chân tài.


Các câu hỏi tương tự
DuaHaupro1
Xem chi tiết
DuaHaupro1
Xem chi tiết
hào
Xem chi tiết
lê nguyễn hoàng
Xem chi tiết
Quin
Xem chi tiết
Dũng
Xem chi tiết
Phạm Thành Hưng
Xem chi tiết
10. Gia Hân
Xem chi tiết
thành the fish
Xem chi tiết