Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
cute như tớ thì không sợ...

Nỗi niềm hoài cổ qua bài thơ ông Đồ của Vũ Đỉnh Liên

Nguyễn Thị Thanh Nhàn
4 tháng 2 2020 lúc 14:41
1. Hai khổ thơ đầu: Hình ảnh ông đồ thời kì đắc ý: - Tết đến, hoa đào nở, phố xá tưng bừng, người xe nườm nượp qua lại. Khổ thơ tạo ra khung cảnh động vui, nhộn nhịp, một bức tranh giàu màu sắc, đường nét tươi tắn, rực rỡ. Nổi bật giữa trung tâm bức tranh ấy là hình ảnh ông đồ. - Ông đồ đang là trung tâm của sự chú ý, là đối tượng được ngưỡng mộ, nhận được sự tôn vinh của mọi người: “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài”. => Hình ảnh ông đồ như hòa vào cái rộn ràng, tưng bừng, màu sắc rực rỡ của phố xá đang đón tết; mực tàu giấy đỏ của ông với màu đỏ của hoa đào nở như hiệp với nhau. Mọi người tìm đến ông không chỉ vì cần thuê ông viết chữ mà còn để thưởng thức tài viết chữ của ông. 2. Hai khổ thơ tiếp: Ông đồ bị lãng quên: - Vẫn nổi bật hình ảnh ông đồ với mực tàu, giấy đỏ bên hè phố ngày Tết, nhưng tất cả đã khác xưa. Ông đồ “vẫn ngồi đấy”, giữa phố xá đông người qua lại nhưng lẻ loi, lạc lõng, không ai biết, không ai hay. - Biện pháp nhân hóa: “Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu” Đã nói lên một cách thấm thía nhất, đắt nhất nỗi buồn tủi, xót xa của nhà nho buổi thất thế. Nỗi buồn tủi thấm đẫm lên cả những vật vô tri, vô giác. Ông đồ “ngồi đấy” chứng kiến và nếm trải tấn bi kịch của cả một thế hệ. Đó là sự tàn tạ suy sụp hoàn toàn của nền Nho học. - Biện pháp tả cảnh ngụ tình: không gian ảm đạm, thê lương, cảnh vật tàn tạ. 3. Khổ thơ cuối: Ông đồ “người muôn năm cũ”. - Hoa đào vẫn nở, Tết vẫn đến, quy luật thiên nhiên vẫn tuần hoàn nhưng người thì không thấy nữa: “Không thấy ông đồ xưa”. Tứ thơ: cảnh cũ còn đó, người xưa ở đâu và hình ảnh “người muôn năm cũ” gợi lên trong lòng người đọc niềm thương cảm, tiếc thương vô hạn. - “Người muôn năm cũ”, trước tiên là các thế hệ nhà nho và sau đó còn là “bao nhiêu người thuê viết” thời đó. Vì vậy, “hồn” ở đây vừa là hồn của các nhà nho, vừa là linh hồn của nét sinh hoạt văn hóa truyền thống tốt đẹp đã từng gắn bó thân thiết với đời sống của người Việt Nam hàng trăm nghìn năm qua. - Hai câu thơ cuối là câu hỏi nhưng không để hỏi mà như một lời tự vấn. Dấu chấm hỏi đặt ở cuối bài thơ rơi vào im lặng mênh mông nhưng từ đó dội lên bao nhiêu nỗi niềm. Đó là nỗi day dứt, tiếc nhớ, thương xót ngậm ngùi của tác giả và cũng là của cả một thế hệ các nhà thơ Mới. Đó là nỗi mong ước tìm gặp lại vẻ đẹp của một thời đã qua.

Các câu hỏi tương tự
Vũ Quốc Việt
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
Hiền Nguyễn Thị Thu
Xem chi tiết
:WFL:
Xem chi tiết
lê phương thảo
Xem chi tiết
Khánh An
Xem chi tiết
I Love Literature
Xem chi tiết
Haibara Ai
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết