Phần I (7.0 điểm)
Một nhà thơ Việt Nam ở hải ngoại đã viết về bà và quê hương nguồn cội bằng tất cả sự nhớ thương, trăn trở. Bài thơ có những câu rất xúc động:
Nhớ ngày sơ tán lang thang
Đọi cơm,bát mắm, thuốc thang bòng đèo
Còng lưng Bà gánh đói nghèo
Một thân mỏng, Bà chống chèo đói no [...]
Vùi trong hơi ấm của Bà
Mắt cháu ngủ, mắt Bà nhoà trong sương
Đỗ Quân, Gorzow,Poland 05/2003
Câu 1. Bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) cũng có một khổ thơ viết về người bà đã thay cha mẹ, “chống chèo đói no” cho đứa cháu? Em hãy chép lại chính xác những câu thơ đó và trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài “Bếp lửa”.
Hãy kể câu chuyện về bà từ những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành trong bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt. Qua đó, thể hiện lòng kính yêu, trân trọng , biết ơn của người cháu với bà và gia đình, quê hương, đất nước( trong bài viết có yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm)
" Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi" được nhắc tới trong bài thơ gọi nhớ về thời điểm nào của đất nước? Việc nhà thơ tác từ " mòn mỏi" để ghép thành "đói mòn đói mỏi" có tác dụng gì?
Mở đầu bài thơ “Khi con tu hú” nhà thơ Tố Hữu đã viết “Khi con tu hú gọi bầy”. Âm thanh của tiếng chim tu hú ấy gợi cho em nhớ tới bài thơ nào đã được học ở chương trình ngữ văn 9? Tên tác giả? a. Chép nguyên văn đoạn thơ có âm thanh của tiếng chim tu hú trong bài thơ đó. b. Nêu nội dung chính của đoạn thơ em vừa chép.
Cho đoạn thơ:
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Câu 1: Nêu HCST của bài thơ có chứa đoạn trích trên
Câu 2: Chỉ ra các từ láy trong đoạn thơ trên. Những từ láy ấy giúp em hiểu hình dung gì về hình ảnh "bếp lửa" mà tác giả nhắc tới?
Câu 3: Ghi lại ngắn gọn cảm nhận về câu thơ: "Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
Câu 4: Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là 1 đề tài quen thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả
Nhớ về những kỉ niệm tuồi thơ, trong bài thơ Bếp lửa, Bằng Việt viết:
“Lên bốn tuồi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏị,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.”
(Trích Ngữ văn 9, tập một)
Câu 1: Chỉ ra số từ mà tác giả sử dụng trong đoạn thơ và cho biết sự kiện lịch sử nào được nhắc tới trong những câu thơ trên? Sự kiện này giúp em hiểu thêm điều gì về tuổi thơ của người cháu?
Câu 2: Xét thẹo mục đích nói, câu “Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” thuộc kiểu câu nào và thực hiện hành động nói gì?
Cáu 3: Năm tháng và thời gian có trôi qua nhưng trong tâm trí của mình, người cháu vẫn khắc ghi lời dặn dò của bà “Bổ ở chiến khu, bố còn việc bố. Mày có vỉểt thư chớ kể này, kể nọ. Cứ bảo nhà vẫn được bình yên”. Vì sao vậy?
Câu 4: Từ nội dung bài thơ, kết hợp với những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về những sự hi sinh thầm lặng trong cuộc sống.
Có ý kiến cho rằng hai câu thơ cuối thể hiện đạo lí ăn quả nhớ kẻ trông cây .Em có đồng ý với ý kiến đó?Trong bài bếp lửa
Tình cảm gia đình hoà quyện trong tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen thuộc được thể hiện trong bài thơ. Hãy kể tên 2 bài thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ Văn 9 cũng viết về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả
Thành công trong bài thơ "Bếp lửa" của nhà thơ Bằng Việt là đã sáng tạo đc hình ảnh thơ chân thực, gần gũi, từ đó ca ngợi tình bà cháu, tình cảm gia đình quê hương đất nc. Em hãy chỉ ra ý nghĩa của những hình ảnh đó.