I. MỞ BÀI
Tục ngữ, ca dao là trí tuệ, tâm hồn của dân tộc ta, là một pho sử về xã hội, một cuốn sách về kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại.
II. THÂN BÀI
A. NỘI DUNG
1. Lao động sản xuất
- Bắt nguồn từ lao động, tục ngữ, ca dao, dân ca phản ánh kinh nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Động viên lao động:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
2. Kinh nghiệm đấu tranh xã hội
- Thể hiện sự đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Đấu tranh chống bọn quan lại, phong kiến áp bức:
Con ơi, nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
3. Lối sống giàu tình nặng nghĩa
- Tục ngữ, ca dao phản ánh tình cảm của người bình dân đối với cảnh trí thiên nhiên đất nước:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ,
Ai vô xứ Nghệ thì vô.
- Tình yêu quê hương gắn liền những cảnh vật quen thuộc, thân yêu:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.
- Ý thức về nguồn cội, tổ tông:
Chim có tổ, người có tông.
- Lòng hiếu kính đối với cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Tình anh em ruột thịt:
Máu chảy ruột mềm.
Tay đứt ruột đau.
- Tình thương yêu, đùm bọc trong làng xóm, cộng đồng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Đặc biệt, tình yêu nam nữ được thể hiện phong phú trong ca dao, dân ca. Đó là những tình cảm thương yêu, nhớ nhung, đau khổ, oán trách, giận hờn, nuối tiếc, ước mơ... qua lời thơ điệu ca chân chất nhưng sâu nặng ân tình. Nỗi nhớ người yêu:
Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Sự trông ngóng đợi chờ:
Ai đi đàng ấy xa xa,
Để ai ôm bóng trăng tà đợi ai.
Đó là tâm sự buồn rầu vì li biệt:
Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu.
Nhất là lời hò hẹn thủy chung:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Lời ân nghĩa vững bền:
Tay nâng đĩa muối chén gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
B. NGHỆ THUẬT
1. Nhằm đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, tục ngữ thường ngắn gọn, súc tích, có vần điệu, đối thanh, đối ý, thông qua hình tượng để khắc họa nội dung. Do đó, nghệ thuật từ ngữ gọn, chắc, chính xác và thật gợi tả:
Chân cứng đá mềm.
Tức nước vỡ bờ.
Đường đi hay tới, nói dối hay cùng.
2. Với yêu cầu biểu hiện nhiều khía cạnh tâm tư, tình cảm, ca dao có kết cấu đa dạng, ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm, biện pháp tu từ phong phú, cách diễn đạt muôn hình, muôn vẻ.
- Để cảnh giác tay đanh đá sẽ gặp tay đanh đá:
Biết tay ăn mặn thì chừa,
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày.
- Một chữ cao để chỉ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:
Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên đến đỉnh, ta cao hơn đèo.
- Ngôn từ thật nhỏ nhẹ, hiền lành, dễ thương:
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.
- Có khi thật mạnh mẽ, bộc trực:
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái "quệt" biểu ưng cho rồi.
- Cũng cách gieo vần của thể song thất nhưng ngôn ngữ thật giản dị như lời nói hằng ngày, mà lại có duyên:
Miệng đuổi chim, tay cầm cần vụt,
Mãn mùa rồi, xí hụt anh ơi!
- Màu sắc địa phương truyền cảm:
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng nhắn tình nước non.
- Biện pháp điệp từ, nhân hóa và hoán dụ biểu hiện nỗi nhớ thiết tha:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai?
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên?
III. KẾT BÀI
Tục ngữ, ca dao là những viên ngọc quý của văn học dân tộc. Các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương... đều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật tục ngữ, ca dao, dân ca trong các sáng tác bằng tiếng Việt của mình.
I. MỞ BÀI
Tục ngữ, ca dao là trí tuệ, tâm hồn của dân tộc ta, là một pho sử về xã hội, một cuốn sách về kinh nghiệm sản xuất và đấu tranh của nhân dân ta từ ngàn xưa truyền lại.
II. THÂN BÀI
A. NỘI DUNG
1. Lao động sản xuất
- Bắt nguồn từ lao động, tục ngữ, ca dao, dân ca phản ánh kinh nghiệm lao động sản xuất nông nghiệp:
Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
- Động viên lao động:
Rủ nhau đi cấy đi cày
Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.
Trên đồng cạn, dưới đồng sâu,
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa.
2. Kinh nghiệm đấu tranh xã hội
- Thể hiện sự đoàn kết:
Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Đấu tranh chống bọn quan lại, phong kiến áp bức:
Con ơi, nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan.
3. Lối sống giàu tình nặng nghĩa
- Tục ngữ, ca dao phản ánh tình cảm của người bình dân đối với cảnh trí thiên nhiên đất nước:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ,
Ai vô xứ Nghệ thì vô.
- Tình yêu quê hương gắn liền những cảnh vật quen thuộc, thân yêu:
Thấy dừa thì nhớ Bến Tre,
Thấy bông sen nhớ đồng quê Tháp Mười.
- Ý thức về nguồn cội, tổ tông:
Chim có tổ, người có tông.
- Lòng hiếu kính đối với cha mẹ:
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
- Tình anh em ruột thịt:
Máu chảy ruột mềm.
Tay đứt ruột đau.
- Tình thương yêu, đùm bọc trong làng xóm, cộng đồng:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Đặc biệt, tình yêu nam nữ được thể hiện phong phú trong ca dao, dân ca. Đó là những tình cảm thương yêu, nhớ nhung, đau khổ, oán trách, giận hờn, nuối tiếc, ước mơ... qua lời thơ điệu ca chân chất nhưng sâu nặng ân tình. Nỗi nhớ người yêu:
Núi cao chi lắm núi ơi,
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
Sự trông ngóng đợi chờ:
Ai đi đàng ấy xa xa,
Để ai ôm bóng trăng tà đợi ai.
Đó là tâm sự buồn rầu vì li biệt:
Qua cầu ngả nón trông cầu,
Cầu bao nhiêu nhịp, dạ sầu bấy nhiêu.
Nhất là lời hò hẹn thủy chung:
Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
Lời ân nghĩa vững bền:
Tay nâng đĩa muối chén gừng,
Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau.
B. NGHỆ THUẬT
1. Nhằm đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống, tục ngữ thường ngắn gọn, súc tích, có vần điệu, đối thanh, đối ý, thông qua hình tượng để khắc họa nội dung. Do đó, nghệ thuật từ ngữ gọn, chắc, chính xác và thật gợi tả:
Chân cứng đá mềm.
Tức nước vỡ bờ.
Đường đi hay tới, nói dối hay cùng.
2. Với yêu cầu biểu hiện nhiều khía cạnh tâm tư, tình cảm, ca dao có kết cấu đa dạng, ngôn ngữ giàu hình ảnh gợi cảm, biện pháp tu từ phong phú, cách diễn đạt muôn hình, muôn vẻ.
- Để cảnh giác tay đanh đá sẽ gặp tay đanh đá:
Biết tay ăn mặn thì chừa,
Đừng trêu mẹ mướp mà xơ có ngày.
- Một chữ cao để chỉ nghĩa đen lẫn nghĩa bóng:
Đèo cao thì mặc đèo cao
Trèo lên đến đỉnh, ta cao hơn đèo.
- Ngôn từ thật nhỏ nhẹ, hiền lành, dễ thương:
Nước chảy liu riu, lục bình trôi líu ríu,
Anh thấy em nhỏ xíu anh thương.
- Có khi thật mạnh mẽ, bộc trực:
Con ếch ngồi dựa gốc bưng
Nó kêu cái "quệt" biểu ưng cho rồi.
- Cũng cách gieo vần của thể song thất nhưng ngôn ngữ thật giản dị như lời nói hằng ngày, mà lại có duyên:
Miệng đuổi chim, tay cầm cần vụt,
Mãn mùa rồi, xí hụt anh ơi!
- Màu sắc địa phương truyền cảm:
Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng nhắn tình nước non.
- Biện pháp điệp từ, nhân hóa và hoán dụ biểu hiện nỗi nhớ thiết tha:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai?
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt?
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên?
III. KẾT BÀI
Tục ngữ, ca dao là những viên ngọc quý của văn học dân tộc. Các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Trần Tế Xương... đều chịu ảnh hưởng của nghệ thuật tục ngữ, ca dao, dân ca trong các sáng tác bằng tiếng Việt của mình.