1. Nội dung:
- Bức tranh thiên nhiên mênh mông vô biên và quạnh hiu, hoang vắng.
- Cái tôi lữ thứ bơ vơ, cô đơn, lạc lõng mang một nỗi buồn vô tận trước trời, nước. Đó cũng là biểu hiện kín đáo của tình yêu nước trong những ngày tháng mất chủ quyền.
2. Nghệ thuật:
* Đề tài, cảm hứng:
- Cổ điển: Thể hiện nỗi sầu vạn cổ, nỗi sầu thế nhân của con người khi đứng trước thiên nhiên lớn rộng, thiên nhiên vô cùng vô tận.
- Hiện đại: Không chỉ là nỗi buồn thế nhân mà còn là nỗi buồn cá nhân trong thời điểm hiện tại của đất nước – đất nước ta mất chủ quyền, người dân phải sống trong tình cảnh nô lệ.
* Chất liệu thi ca:
- Cổ điển:
+ Dùng nhiều thi liệu truyền thống: “tràng giang”, “bến cô liêu”, “cánh chim chiều, cánh bèo dạt”,…
+ Hệ thống từ láy.
+ Hệ thống từ Hán Việt.
- Hiện đại:
+ Nhiều hình ảnh sáng tạo chân thực của đời thường: “củi một cành khô”, “bờ xanh tiếp bãi vàng”…
+ Những kết hợp từ mới lạ: “buồn điệp điệp”, “sâu chót vót”…
+ Những từ láy sáng tạo: “dợn dợn”…
* Thể loại, bút pháp:
- Cổ điển:
+ Thể thơ thất ngôn đặc trưng với những luật của thơ Đường.
+ Bút pháp tả cảnh ngụ tình.
- Hiện đại:
+ Thất ngôn nhưng lại là thất ngôn trường thiên, có ý thức chia khổ.
+ Con người không bị ẩn đi, chìm khuất trước thiên nhiên mà bộc lộ trực tiếp cái tôi, tâm tư tình cảm của mình.