Buổi học cuối cùng - An-phông-xơ Đô-đê

Phạm Thị Mai Hương

Nội dung của truyện buổi học cuối cùng ( Nội dung không phải là tóm tắt nhé leuleu)

Adorable Angel
27 tháng 1 2017 lúc 7:35

Phrăng là một cậu bé ham chơi lười học. Một lần, vì muộn học và chưa thuộc bài về phân từ, cậu định bỏ học. Tuy nhiên, cậu đã cưỡng được ý muốn đó và chạy đến lớp. Đến nơi, cậu thấy lớp học thật khác lạ: mọi người vô cùng trật tự, những người trong xã ngồi ở cuối lớp, còn thầy giáo Hamel mặc rất đẹp. Mặc dù cậu đi học muộn nhưng thầy lại không mắng cậu mà còn rất dịu dàng với cậu. Vào lớp, thầy Hamel công bố tin buồn: từ mai chỉ dạy tiếng Đức ở trường và đây là buổi học cuối cùng. Phrăng choáng váng. Cậu không thể thuộc nổi một quy tắc về phân từ, thầy Hamel không trách cậu mà tự dằn vặt, trách cứ mình. Suốt buổi học, cậu chăm chú nghe giảng và cảm thấy hối hận vì khoảng thời gian trước đây mình đã không chú ý vào việc học. Thầy Hamel bắt đầu giảng về tiếng Pháp, thầy nói rằng khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù. Cậu kinh ngạc khi thấy mình hiểu bài đến thế, cậu thấy thầy thật lớn lao. Hết buổi học, mặt thầy Hamel tái đi. Thấy cố viết thật to, dằn mạnh hết sức câu: NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM! Thầy xúc động không nói nên lời, đành phải ra hiệu cho mọi người kết thúc buổi học.

Bình luận (4)
nguyễn quỳnh anh
27 tháng 2 2017 lúc 21:31

nội dung là phrang tự kể về tâm trạng của mik về hình ảnh thầy ha men, nói lên ko khí lớp học trong buổi học tiếng Pháp cuối cùng trên quê hương cậu. Thông qua câu chuyện này nhà văn ca ngợi tình yêu đất nước,ngôn ngữ dân tộc nhéok

Bình luận (0)
Lụctungthùngrác Tìmxácng...
26 tháng 1 2017 lúc 21:28

ghi nhớ sgk có mà bn

Bình luận (0)
FAIRY TAIL
26 tháng 1 2017 lúc 21:38

* Qua câu chuyện buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở vùng An - dát bị quân Phổ chiếm doongs và hỉnh ảnh cảm động của thầy Ha - men, truyện đã thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là tình yêu tiếng nói của dân tộc và nêu chân lí: "Khi một dân tộc vào vòng nô lệ ,chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm đc chìa khóa chốn lao tù ...."

* Truyện đã xây dựng thành công nhân vât thầy giáo Ha - men và chú bé Phrăng qua miêu tả ngoại hình ,cử chỉ ,lời nói và tâm trạng của họ.

Bình luận (1)
Nguyễn Trần Thành Đạt
29 tháng 1 2017 lúc 0:14

Phrăng đi học muộn và định trốn học nhưng rồi em vẫn đến trường dù đã trễ giờ. Em đi qua trụ sở xã, thấy có nhiều người đứng trước bảng cáo thị nhưng em không để ý. Em vào lớp muộn và rất ngạc nhiên khi thầy Ha-men không mắng như mọi khi. Em còn ngạc nhiên vì trong lớp có cả ông xã trưởng, cụ Hô-de và những người khác, họ ăn mặc rất trang trọng.
Thầy Ha-men đã thông báo cho cả lớp biết đó là bài học tiếng Pháp cuối cùng bởi quân Phổ đã ra lệnh chỉ được dạy tiếng Đức ở các trường trong vùng An-đát và Lo-ren. Phrăng choáng váng, ân hận vì mình đã lười học tiếng Pháp. Trong buổi học cuối cùng đó, thầy Ha-men đã nói với tất cả mọi người trong lớp về tiếng Pháp, khuyên mọi người giữ lấy nó bởi "Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù". Thầy đã cho học sinh tập viết tên quê hương An-dát, Lo-ren. Trong tâm trạng ân hận, Phrăng và cả lớp đã tập trung hết sức vào bài học.Đồng hồ nhà thờ điểm 12 tiếng, tiếng kèn của bọn lính Phổ vang lên. Thầy Ha-men dùng hết sức viết lên bảng bốn chữ “Nước Pháp muôn năm” và kết thúc buổi học trong nỗi xúc động tận cùng.


Bình luận (0)
Mai Thi Anh Hong
27 tháng 2 2017 lúc 5:14

Mình thấy các bạn trả lời lạc đề rồi hum

Bình luận (2)
Trần Thuý Hiền
5 tháng 3 2017 lúc 10:00

-Nêu bật giá trị thieng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Tường Vy
Xem chi tiết
Đỗ Thị Yến
Xem chi tiết
M%#eli*$sa
Xem chi tiết
Love Football
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
❤Nhok_Cute❤
Xem chi tiết
Lê Như
Xem chi tiết
Chibi Hoàng Yến
Xem chi tiết
Nguyễn Bích Hà
Xem chi tiết