1. "Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Bằng cách nói so sánh, cụ thể, nên thơ, bài ca dao thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Bài ca dao vô cùng sâu sắc, thấm đẫm chất tình người cho những người con như chúng ta. Như ngân vang mãi không dứt được tình cảm thiêng liêng muôn đờinó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
2. "Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều".
Gia đình là chiếc nôi đằm thắm ngọt ngào nuôi dưỡng chúng ta khôn lớn. Ông bà, cha mẹ, anh em sống quây quần bên nhau trong tình yêu thương vô bờ bến. Tình cảm ấy được hun đúc và truyền lại cho nhau từ đời này sang đời khác qua những câu ca dao đằm thắm ngọt ngào. Công cha, nghĩa mẹ, tình yêu thương anh chị em, tình yêu nam nữ, vợ chồng... Sống với ta như những kỷ niệm đẹp không bao giờ quên. Một ví dụ về tình yêu thương, nỗi nhớ của người con gái với mẹ già làm ta cảm động.Bài ca dao là tình cảm mẹ con, tình cảm quê hương và gia đình sâu sắc trong tâm hồn mỗi chúng ta. Tình thương nỗi nhớ gắn liền với tấm lòng biết ơn sâu nặng của người con gái xa quê đối với mẹ già. Giọng điệu tâm tình sâu lắng, lời thơ êm ái nhẹ nhàng gợi lên trong lòng người đọc bao liên tưởng về tình cảm mẹ con, gia đình, những kỷ niệm yêu dấu tuổi thơ. Làm sao chúng ta có thể quên được bài ca dao trữ tình đằm thắm như vậy.
3.
"Ngó lên nuộc lạt mái nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu".
Hiểu câu ca dao một cách đơn giản, chúng ta cũng có thể liên tưởng tới sự biết ơn của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Mái nhà mà con cháu đang trú ngụ ngày hôm nay, đã phải đánh đổi bằng bao nhiêu mồ hôi và nước mắt, thậm chí cả máu của cha ông. Cha ông ta đã hi sinh để dành lại sự yên bình, ấm ấp cho con cháu bên mái nhà tranh. Tất cả những gì ông bà để lại cho con cháu là tình cảm mà ông bà đã gửi trọn vào đó. Không chỉ thế, trong bài ca dao này, dân gian sử dụng thể lục bát biến thể. Câu tám tiếng lại gồm chín tiếng, nỗi nhớ ông bà như tràn ra khỏi phạm vi câu chữ.
Câu ca dao thật ngắn gọn nhưng đã thể hiện được công lao của tổ tiên đối với con cháu và tình cảm của con cháu đối với thế hệ đi trước. Câu ca dao không chỉ là một lời giãi bày tâm sự mà còn là lời nhắn nhủ đối với thế hệ con cháu, hãy trân trọng và gìn giữ những gì cha ông để lại và sống có ý nghĩa để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên.
4.
"Anh em nào phải người xa.
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy".
Dùng cách nói so sánh đơn giản, hình ảnh so sánh cũng gần gũi - cách nói ta thường gặp trong dân gian, tác giả chỉ cho ta thấy tình anh em như tay với chân, gắn bó, sẻ chia nhưng là sự gắn bó sẻ chia bằng máu thịt. Vậy có dễ tách rời?Tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa là những câu ca dao hay nhất trong kho tàng ca dao việt Nam. Vì sao vậy, giản dị, dễ hiểu thôi, mỗi người đều sinh ra từ chiếc nôi gia đình, lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ, cha, sự sẻ chia của anh chị em ruột thịt. Gia đình là điểm tựa đầu tiên cho ta bước vào đời, cũng là nơi trở về để tìm sự nâng đỡ. Nếu cha mẹ cho ta hình hài, nuôi dưỡng ta lớn lên, dạy dỗ ta nên người thì anh em cho ta thêm đôi cánh, cho ta thêm sức mạnh. Bởi thế, bên cạnh việc nhắc nhở ta về tình yêu thương của cha mẹ và bổn phận của đạo làm con, ca dao còn nhắc ta về tình anh em ruột thịt. Lời nhắc nhở, dặn dò, thấm thía, cảm động làm sao
Nội dung của các bài ca dao trong chùm thơ "những câu hát về tình yêu quê hương,con người, đất nước":
Câu 1. - Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp. Phần đầu là lời chàng trai và cô gái. Phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô của chàng trai.
- Đây là hình thức khá phổ biến trong ca dao - dân ca. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động.
Câu 2. - Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ. - Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lí: “Sông nào sáu khúc”, “Nút thắt cổ bồng”… Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “Ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh”…
- Đó là sự biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc GIang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thống văn hóa.
Câu 3. a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.
- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
- Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.
b. Cách tả của bài ca dao
- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.
c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.
- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.
- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.
- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh.
- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.
Câu 4. a. Nhận xét về cảnh trí và cảnh tả:
- Phong cảnh xứ Huế rất nên thơ, hữu tình làm ngơ ngẩn hồn người, tựa như một bức tranh sơn thủy thơ mộng.
- Không miêu tả cụ thể mà dùng thủ pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp của cảnh.
b. Phân tích đại từ “Ai”.
- “Ai” đại từ phiếm chỉ:
+ Là những người đã quen + Những người chưa quen
+ Những người có lòng với Huế mến cảnh mến người
- Lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”:
+ Lời mời ngắn gọn dừng lại ở câu lục chỉ 6 chữ, thay vì kết thúc một bài ca dao lục bát là câu bát (8 chữ).
+ Người mời vừa rất chân thành, nhưng vừa rất kiêu hãnh tự hào về xứ Huế nên thơ: “Xứ Huế quyến rũ vậy đấy, đố ai cưỡng nổi lòng mình” vừa mời vừa thách đố.
Bài 1: Đây là lời đối đáp giữa chàng trai và cô gái, bày tỏ những hiểu biết của mình về văn hóa lịch sử, địa lí,...Qua đó, thể hiện tình yêu quê hương đất nước luôn thường trực trong mỗi con người và thể hiện niềm tự hào về vẻ đẹp của văn hóa, lịch sử của dân tộc.
Bài 4: Hai câu đầu: cánh đồng lúa bạt ngàn trù phú, biểu hiện cảm xúc phấn chấn của người nông dân
Hai câu sau: thể hiện vẻ đẹp thon thả, đầy sức sống của cô thôn nữ giữa cánh đồng bát ngát
Bài ca thể hiện sự yêu quý, tự hào về vẻ đẹp và sức sống của quê hương, con người, tin tưởng vào cuộc sống tốt đẹp nơi làng quê
Câu 2 và câu 3 giảm tải k hc đâu bn ạ
Câu 1. - Khác với những bài ca dao trong phần “Những câu hát về tình cảm gia đình” mà chúng ta đã học, thường có lời của một người và chỉ có một phần. Bài ca dao này có hai vế đối và đáp. Phần đầu là lời chàng trai và cô gái. Phần sau là lời người con gái đáp lại lời đô của chàng trai.
- Đây là hình thức khá phổ biến trong ca dao - dân ca. Mục đích thử tài nhau, thường được sử dụng vào những dịp lễ hội hoặc vui chơi trong lao động.
Câu 2. - Chàng trai hỏi đố cô gái chủ yếu là những địa danh nổi tiếng ở vùng Bắc Bộ. - Dùng những đặc điểm về địa danh để hỏi đáp là để thử tài nhau, thử tài về kiến thức địa lí: “Sông nào sáu khúc”, “Nút thắt cổ bồng”… Thử tài về kiến thức lịch sử văn hóa: “Ở đâu năm cửa”, “Đền nào thiêng nhất”, “Nơi nào thánh sinh”…
- Đó là sự biểu hiện tình yêu, niềm tự hào về quê hương đất nước: từ Hà Nội đến Hải Dương, từ Lạng Sơn, Bắc GIang xuôi về Thanh Hóa, ở đâu cũng có những vẻ đẹp riêng, thơ mộng hữu tình, giàu truyền thống văn hóa.
Câu 3. a. Cụm từ “Rủ nhau” đứng ở đầu bài ca dao có ý nghĩa.
- Người ta chỉ “Rủ nhau” khi giữa mọi người có mối quan hệ thân thiết gần gũi.
- Mọi người cùng có chung ý muốn, sở thích.
- Điều mà khiến cho mọi người “Rủ nhau” phải có sự hấp dẫn hứng thú, không thể không đi, không thể không làm, niềm háo hức của người làm cảnh.
b. Cách tả của bài ca dao
- Không miêu tả cụ thể mà liệt kê những địa danh và những thắng cảnh nổi bật.
- Ý nghĩa: vẻ đẹp của cảnh là vô cùng phong phú, đa dạng.
c. Cảm xúc gợi lên từ cảnh.
- Đây là địa danh nổi tiếng bậc nhất của chốn kinh kì ngàn năm văn vật, đã đi vào máu thịt tâm hồn của mọi người.
- Cảnh vừa có hồ (hồ Hoàng Kiếm) vừa có đền (đền Ngọc Sơn) vừa có cầu (cầu Thê Húc) lại vừa có Đài Nghiên, Tháp Bút, một quần thể thiên tạo và nhân tạo hài hòa với nhau, làm cho cảnh không chỉ hữu tình mà còn rất thiêng liên bởi yếu tố văn hóa và lịch sử. d. Câu hỏi kết thúc bài thơ.
- Gợi nhắc đến công lao của cha ông đã tạo đựng nên thắng cảnh.
- Đó còn là lời nhắn nhủ con cháu cần phải có trách nhiệm bảo vệ, giữ gìn và xây dựn để cho đất nước ngày càng đẹp hơn.
Câu 4. a. Nhận xét về cảnh trí và cảnh tả:
- Phong cảnh xứ Huế rất nên thơ, hữu tình làm ngơ ngẩn hồn người, tựa như một bức tranh sơn thủy thơ mộng.
- Không miêu tả cụ thể mà dùng thủ pháp so sánh để cực tả vẻ đẹp của cảnh.
b. Phân tích đại từ “Ai”.
- “Ai” đại từ phiếm chỉ:
+ Là những người đã quen + Những người chưa quen
+ Những người có lòng với Huế mến cảnh mến người
- Lời nhắn gửi: “Ai vô xứ Huế thì vô…”:
+ Lời mời ngắn gọn dừng lại ở câu lục chỉ 6 chữ, thay vì kết thúc một bài ca dao lục bát là câu bát (8 chữ).
+ Người mời vừa rất chân thành, nhưng vừa rất kiêu hãnh tự hào về xứ Huế nên thơ: “Xứ Huế quyến rũ vậy đấy, đố ai cưỡng nổi lòng mình” vừa mời vừa thách đố.