Trải qua nửa thế kỉ, cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đã đạt được những tiến bộ phi thường và những thành tựu kì diệu trên tất cả các lĩnh vực. Có thể nêu lên những nét khái quát sau đây :
Trước hết, trong lĩnh vực khoa học cơ bản, con người đã đạt được những phát minh to lớn, đánh dấu những bước nhảy vọt trong Toán học, Vật lí, Hoá học và Sinh học. Dựa vào những phát minh lớn của các ngành khoa học cơ bản, con người đã ứng dụng vào kĩ thuật và sản xuất để phục vụ cuộc sống của mình.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu của khoa học - kĩ thuật và sự phát triển của sản xuất, số loại vật liệu nhân tạo mới không ngừng gia tăng : từ 250 000 loại vào năm 1976 đã tăng lên 335000 loại năm 1982.
Năm là, cuộc “cách mạng xanh" trong nông nghiệp với những biện pháp cơ khí hoá, điện khi hoá, thủy lợi hoá, hoá học hoá và những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh. Nhờ cuộc “cách mạng xanh” này, nhiều nước đã có thể khắc phục được nạn thiếu lương thực, đói ăn kéo dài từ bao đời nay.
Ở nhiều nước, tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp được nâng cao, thậm chí có lúc vượt qua công nghiệp. Từ năm 1945 đến năm 1975, ở Mĩ, tỉ lệ bình quân lao động sản xuất nông nghiệp là 4,5% trong tổng số lao động của nền kinh tế. Năm 1945, một lao động nông nghiệp có thể nuôi được 14,0 người, đến năm 1977 tăng lên 56 người.
Sáu là, những tiến bộ thần kì trong lĩnh vực giao thông vận tải và thông tin liên lạc với những loại máy bay siêu âm khổng lồ, những tàu hỏa tốc độ cao và những phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến hết sức hiện đại qua hệ thống vệ tinh nhân tạo.
Tháng 3 -1997, các nhà khoa học đã tạo ra được một con cừu bằng phương pháp sinh sản vô tính từ tế bào lấy ở tuyến vú của một con cừu đang có thai. Con cừu này được đặt tên là Đô-li. Đây là một thành tựu khoa học lớn nhưng cũng gây những lo ngại về mặt xã hội và đạo đức... như công nghệ sao chép con người.
Không lâu sau đó, con người lại đạt được một thành tựu khoa học có ý nghĩa đặc biệt to lớn : Vào tháng 6 - 2000, Tiến sĩ Cô-lin - Giám đốc Sở Nghiên cứu gen nhân loại quốc gia (Mĩ) đã công bố "Bản đồ gen người''. Đó là kết quả hợp tác nghiên cứu của các nhà khoa học sáu nước : Anh, Pháp, Mĩ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc sau 10 năm nghiên cứu với kinh phí 2,7 tỉ USD. Tuy nhiên, phải đến tháng 4 - 2003, "Bản đồ gen người'' mới được hoàn chỉnh. Theo đó, con người có từ 35 đến 40 nghìn gen và đã giải mã được 99% gen người. Với thành tựu khoa học này, trong tương lai gần người ta có thể chữa trị được những căn bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh béo phì, bệnh nhiễm chàm ở trẻ em... và có thể kéo dài được tuổi thọ cho con người.
Hai là, những phát minh lớn về những công cụ sản xuất mới, trong đó có ý nghĩa quan trọng bậc nhất là sự ra đời của máy tính điện tử, máy tự động và hệ thống máy tự động.
Máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.
Người ta tính rằng : cứ trong khoảng thời gian từ 8 đến 10 năm thì tốc độ vận hành và độ tin cậy của máy tính có thể nâng cao gấp 10 lần so với trước : thể tích thu nhỏ lại và giá thành được hạ thấp xuống so với trước chỉ còn 1/10.
Trải qua nhiều thế hệ máy tính điện tử (kể từ tháng 2 -1946), tháng 3 - 2002, người Nhật đã đưa vào sử dụng cỗ máy tính lớn nhất thế giới có tên gọi là “máy tính mô phỏng thế giới” (ESC) được đặt trong một mái vòm rộng 3250 m2, trị giá 350 triệu USD. Siêu máy tính có khả năng làm hơn 35 nghìn tỉ phép tính trong một giây, với nhiệm vụ nghiên cứu tình trạng nóng dần lên của khí hậu Trái Đất và dự báo chính xác về các thảm họa thiên nhiên, nghiên cứu các dự án về sinh học...
Ba là, trong tình trạng các nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt, con người đã tìm ra được những nguồn năng lượng mới hết sức phong phu và vô tận như năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng thủy triều... trong đó năng lượng nguyên tử dần dần được sử dụng phổ biến.
Bốn là, sáng chế những vật liệu mới trong tình hình các vật liệu tự nhiên đang cạn dần trong thiên nhiên. Chất pô-li-me (chất dẻo) đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu trong đời sống hàng ngày của con người cũng như trong các ngành công nghiệp.
Nhiều loại chất dẻo nhẹ hơn nhôm 2 lần, nhưng về độ bền và sức chịu nhiệt, lại hơn các loại thép tốt nhất và có thể dùng để chế tạo vỏ xe tăng, các động cơ tên lửa và máy bay siêu âm.
Trong gần nửa thế kỉ qua, con người đã có những bước tiến phi thường, những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực chinh phục vũ trụ. Từ việc phóng thành công vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái Đất, con người đã bay vào vũ trụ (1961) và đặt chân lên Mặt Trăng 1969)... Khoa học vũ trụ và du hành vũ trụ ngày càng có nhiều khám phá mới và phục vụ đắc lực trên nhiều phương diện cho cuộc sống của con người trên Trái Đất.