Bài 7. Những nét chung về xã hội phong kiến

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hungnguyen2008

Những nét chung về xã hội phong kiến

Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:48
1.1. Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến

- Xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại.

- Được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại.

- Sự hình thành xã hội phong kiến ở phương Đông và phương Tây có sự khác biệt.

* So sánh

Nội dungXHPK phương ĐôngXHPK phương Tây

Thời gian hình thành Sớm (trước hoặc đầu Công nguyên) Chậm (khoảng TK V – X)
Thời gian phát triển

Chậm chạp

+ Trung Quốc: thời Đường (TK XII – XIII)

+ Đông Nam Á: sau thế kỉ X

Sớm ( thế kỉ XI – XIV)
Quý trình khủng hoảng, suy vong Kéo dài (từ TK XVI – XIX) Ngắn, kết thúc sớm nhường chỗ cho Chủ nghĩa tư bản.
1.2. Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.

* Cơ sở kinh tế:

- Chủ yếu là nông nghiệp, kết hợp chăn nuôi và một số nghề thủ công.

- Sản xuất nông nghiệp đóng kín trong các công xã nông thôn (phương Đông) và lãnh địa phong kiến (châu Âu),

- Kĩ thuật canh tác lạc hậu.

- Ruộng đất chủ yếu nằm trong tay địa chủ, lãnh chúa giao cho nông dân cày cấy theo hình thức phát canh thu tô.

* Cơ sở xã hội:

- Hình thành 2 giai cấp cơ bản:

+ Phương Đông: địa chủ và nông dân lĩnh canh.

+ Phương Tây: lãnh chúa phong kiến và nông nô.

- Ở châu Âu từ sau thế kỉ XI thành thị xuất hiện dẫn tới sự hình thành của chủ nghĩa tư bản.

1.3. Nhà nước phong kiến

- Thể chế nhà nước: chế độ quân chủ (vua đứng đầu).

+ Ở phương Đông: chế độ quân chủ có từ thời cổ đại về sau càng được củng cố.

+ Ở châu Âu ban đầu chỉ là chế độ phong kiến phân quyền từ thế kỉ XV chuyển sang giai đoạn phong kiến tập quyền.

Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
17 tháng 10 2020 lúc 20:49

Chế độ phong kiến hình thành và tồn tại trong hơn 10 thế kỉ đã tạo nên nhiều chuyển biến lớn trên thế giới:
1.về xã hội
- Hình thành hàng loạt quốc gia phong kiến ở phương đông và châu Âu trong đó xã hội chia thành 2 gia cấp cơ bản là :
+ Địa Chủ hay lãnh chúa phong kiến
+ Nông dân phụ thuộc
-nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ do vua đứng đầu
2.về kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ,đóng kín trong các công xã nông dân hay các lãnh địa.
- THủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò ngày cành quan trọng trong nên kinh tế phong kiến ở giai đoạn sau
3.về văn hóa
Văn hóa thời phong kiến phát triển chậm chạp,tuy nhiên cũng đạt được 1 số thành tựu đáng kể

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ngọc
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Trương Nguyệt
Xem chi tiết
Nguyễn Đình Vũ
Xem chi tiết
11-nguyễn đăng khải
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Băng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Trà My
Xem chi tiết
Vương Hàn
Xem chi tiết