Bài 12. Đời sống kinh tế, văn hóa thời Lý

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
lê văn hiền

Những nét chính về sự phát triển:

- Thủ công nghiệp? Bước phát triển mới là gì?

-Thương nghiệp? Việc thuyền buôn đến nước ta và trao đổi với Đại Việt phản ảnh thương nghiệp nước ta thời ấy ra sao?

Làm ơn giúp mk với! Mk đang cần gấp lắm!?

Thời Sênh
8 tháng 10 2018 lúc 20:55

Thủ công nghiệp
- Thủ công nghiệp trong nhân dân được phát triển như trồng dâu, nuôi tầm, kéo tơ, dệt lụa, làm đồ
gốm, làm đồ trang sức, vàng bạc, làm giấy, đúc đồng ……
- Xưởng thủ công nhà nước ở Thăng Long, dùng hàng nội hóa.
- Các công trình nổi tiếng của thợ thủ công: chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên…
Chuông Quy Điền được đúc trong lần sửa lại chùa Diên Hựu (Một Cột)
vào tháng hai năm Canh Thân (1080) đời Lý Nhân Tông
b. Thương nghiệp
- Buôn bán trong nước được mở rộng, Thăng Long là trung tâm kinh tế, chính trị.
- Buôn bán tấp nập ở biên giới Việt -Trung, bến Vân Đồn (Quảng Ninh)
- Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh do điều kiện độc lập, hòa bình và ý thức dân
tộc.

Anh Qua
10 tháng 11 2018 lúc 17:08

- Thủ công nghiệp:

Trong dân gian, nghề chăn tằm ươm tơ, dệt lụa, làm đồ gốm, xây dựng đền, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Ngoài ra, nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc, nghề làm giầy, nghề in bàn gỗ, đúc đồng, rèn sắt, nhuộm vải, đều được mở rộng. Có những công trình do bàn tay người thợ thủ công Đại Việt tạo dựng nên rất nổi tiếng như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Đinh) v.v...

- Bước phát triển mới của thủ công nghiệp :
+ Thủ công nghiệp nhân dân (dân gian) tiếp tục phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm phong phú, tinh xảo.
+ Nghề dệt, làm đồ gốm, xây dựng đền đài, cung điện, nhà cửa rất phát triển. Các nghề làm đồ trang sức bằng vàng, bạc ; làm giấy, đúc đổng, rèn sắt... đều được mở rộng. Nhiều công trình nổi tiếng do thợ thủ công dựng nên như chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên (Hà Nội), vạc Phổ Minh (Nam Định)...

-Thương nghiệp:

Việc buôn bán trao đổi trong nước và ngoài nước được mở mang hơn trước. Ớ vùng hải đảo và miền biên giới LÝ - Tống, chính quyền hai bên cho lập nhiều khu chợ tập trung để nhân dân đến trao đổi. Thời đó, Vân Đồn là nơi buôn bán tấp nập, sầm uất, có vị trí tự nhiên rất thuận lợi cho thuyền bè qua lại và trú đỗ, lại nằm trên trục hàng hải từ Trung Quốc xuống các nước vùng Đông Nam Á.

- Việc thuyền buôn nhiều nước vào trao đổi với Đại Việt đã phản ánh tình hình thương nghiệp nước ta hồi đó đã rất phát triển.

- Các mặt hàng được đem trao đổi, buôn bán là các sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là thủ công nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp là điều kiện thúc đẩy thương nghiệp phát triển.




Các câu hỏi tương tự
nguyễn hiểu khương
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết
Lan Mỹ Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
lilyvuivui
Xem chi tiết
Dương Việt Anh
Xem chi tiết
Trần Thị Minh Duyên
Xem chi tiết
Hana
Xem chi tiết
Descendants “Trúc Trần”...
Xem chi tiết