Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 8, 210 TCN) [1][2], tên thật là Doanh Chính (嬴政), còn có tên khác là Triệu Chính (趙政), là vua của nước Tần ở Trung Quốc từ năm 246 TCN đến 221 TCN trong thời kỳ Chiến Quốc [3] và trở thành vị Hoàng đế sáng lập ra nhà Tần, đồng thời là hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc thống nhất vào năm 221 trước Công nguyên[3] sau khi tiêu diệt các nước chư hầukhác. Ông cai trị cho đến khi qua đời vào năm 210 trước Công nguyên ở tuổi 49[4]
Tự gọi mình là Thủy Hoàng Đế (始皇帝) sau khi Trung Nguyên (Trung Quốc ngày nay) được thống nhất, Tần Thủy Hoàng là một nhân vật quan trọng trong lịch sử Trung Quốc, mở ra gần hai thiên niên kỷ của hoàng gia cai trị Trung Quốc. Sau khi thống nhất, ông và thừa tướng Lý Tư đã thông qua một loạt các cải cách lớn về kinh tế và chính trị [3]. Ông đã tiến hành nhiều dự án khổng lồ, bao gồm việc xây dựng và hợp nhất các bộ phận của Vạn Lý Trường Thành, lăng mộ kích thước thành phố nổi tiếng được bảo vệ bởiđội quân đất nung có kích thước thật, và một hệ thống đường quốc gia lớn, với cái giá của rất nhiều mạng người. Để đảm bảo sự ổn định, ông đặt ra ngoài vòng pháp luật và đốt cháy nhiều cuốn sách và chôn sống một số học giả [4].
Trần Thủy Hoàng là một ông vua lập ra nhà Tần và rất tàn bạo, bắt triệu người dân đi lính, dân phu xây dựng Vạn lý Trường Thành, cung A Phòng, lăng Li Sơn,..... Vì vậy, nhân dân nổi dậy lật đỗ nhà Tần. Nhưng Tần Thủy Hoàng đã thi hành một loạt chính sách mới, mở rộng lãnh thổ về phía Bắc và Nam