Đa dạng gân lá.
Gân lá gồm các bó mạch (mạch gỗ và mạch rây) làm nhiệm vụ vận chuyển nhựa.
Đặc điểm của gân lá thường phụ thuộc rất nhiều vào hình dạng lá.
Các kiểu gân lá:
* Gân hình mạng: đặc trưng cho các cây Hai lá mầm. Có loại gân hình mạng lông chim và gân hình mạng chân vịt.
- Gân hình mạng lông chim: gặp ở lá đại, lá mít... (những loài có lá hình thuôn, hình bầu dục, hình tròn, hình trứng, hình quả trám). Trong đó, có 1 gân chính nằm trên trục đối xứng của lá, từ dọc gân chính phân nhánh cho ra các gân bên, từ các gân bên lại phân nhánh cho ra các gân phụ phân bố đến tận từng TB lá.
- Gân hình mạng chân vịt: gặp ở lá có hình chân vịt như lá sắn. Có số gân chính tương ứng với số thùy ccủa lá, từ các gân chính này cho ra các gân bên.
* Gân song song và hình cung: đặc trưng cho các cây Một lá mầm (vẫn gặp ở cây Hai lá mầm), trong đó, hệ gân lá đều gồm các gân lá nằm xếp hình cung dọc từ cuống đến ngọn lá. Ở đây có sự phân biệt gân song song hay hình cung là do đặc điểm hình thái lá. Lá dài và hẹp bản như lá lúa, ngô... có gân song song. Lá ngắn và rộng bản như lá cây tràm có gân hình cung.
Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.
* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.
Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.
* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.
Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.
* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.
Có 3 kiểu xếp lá và 3 kiểu gân lá (hình mang, hình cung, song song).
Hình dạng, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép.
Có 3 kiểu xếp lá và 3 kiểu gân lá (hình mang, hình cung, song song).
Hình dạng, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
Có 2 loại lá: lá đơn và lá kép.
– Phiến lá: có màu lục, dạng bản dẹt, hình dạng và kích thước phiến lá của các loại lá khác nhau thì khác nhau, diện tích bề mặt của phiến lá lớn hơn so với cuống lá. Nhờ những đặc điểm đó giúp phiến lá hứng được nhiều ánh sáng, thực hiện chức năng chế tạo chất hữu cơ nuôi cây.
– Gân lá:
Lật mặt dưới của lá sẽ nhìn rõ các gân lá.
Có 3 kiểu gân chính: gân hình mạng (gai, ổi, mít, đa, cải…), gân song song (rẻ quạt, lúa, mía, tre, cỏ tranh…) và gân hình cung (địa tiền, bèo Nhật Bản, thài lài tía…)
– Các dạng lá: 2 loại: lá đơn và lá kép
+ Lá đơn có cuống nằm ngay dưới chồi nách, mỗi cuống chỉ mang một phiến lá, cả cuống và phiến rụng cùng một lúc.
Ví du: mồng tơi, ổi, đa…
+ Lá kép có cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con, mỗi cuống con mang một phiến lá (gọi là lá chét), chổi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, ở cuống con không có chổi nách. Thường thì lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau.
Ví du: hoa hồng, khế, phượng vĩ…
– Các kiểu xếp lá trên thân và cành.
Lá xếp trên cây theo 3 kiểu: mọc cách, mọc đối, mọc vòng. Lá trên các mấu thân xếp so le nhau giúp lá nhận được nhiều ánh sáng.
+ Lá mọc cách: mỗi mấu của thân hay cành chỉ mang 1 lá.
+ Lá mọc đối: mỗi mấu của thân hay cành mang 2 lá ở vị trí đối nhau.
+ Lá mọc vòng: ở mỗi mấu lá mang 3 lá trở lên.
Đặc điểm chứng tỏ lá rất đa dạng:
- Màu sắc lá: lá đỏ, lá xanh,…
- Kiểu sắp xếp lá trên thân: mọc cách, mọc vòng, mọc đối
- Kiểu gân lá: hình mạng, hình cung, song song.
- Hình dạng: hình trứng, hình chân vịt, hình tim, hình lưỡi mác,…, kích thước của phiến lá rất khác nhau.
- Loại lá: lá đơn và lá kép