Sinh học 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Võ Lan Thảo

- Nhờ đặc điểm cấu tạo nào của bộ xương mà chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

- Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát

- Phân biệt bộ thú túi và bộ móng guốc bằng đặc điểm đặc trưng về vấn đề bảo vệ

- Là học sinh, em có trách nhiệm gì về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thú

CÁC BẠN GIÚP MÌNH VS NHÉ!!!!!!!MÌNH SẮP KT RÙI

Gaming ๖ۣۜÁc๖ۣۜQuỷ
5 tháng 4 2017 lúc 23:12

Câu 1 : Đặc điểm cấu tạo của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn: thân hình thoi được phủ bằng lông vũ nhẹ xốp; hàm không có răng, có mỏ sừng bao bọc; chi trước biến đổi thành cánh; chi sau có bàn chân dài, các ngón chân có vuốt, ba ngón trước, một ngón sau. Tuyến phao câu tiết dịch nhờn. Chim bồ câu có kiểu bay vỗ cánh

Câu 2: * Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
- Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.

Câu 3 : Đặc điểm đặc trưng:

- Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

- Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

Câu 4 : Là học sinh, em có trách nhiệm về vấn đề bảo vệ nguồn lợi thú là:

- không được chặt phá rừng

- không giết hại thú quý hiếm

-bảo vệ môi trường

còn lại bạn tìm thêm nha!!!!

Nguyễn Đinh Huyền Mai
6 tháng 4 2017 lúc 10:08

- Nhờ đặc điểm cấu tạo nào của bộ xương mà chim bồ câu thích nghi với đời sống bay

- Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Trần Ngọc Định
6 tháng 4 2017 lúc 11:25

- Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát

+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
_ Da khô, có vảy sừng, cổ dài, chi yếu, đầu ngón có vuốt sắc.
_ Màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt có mí
_ Phổi có nhiều vách ngăn
_ Tim 3 ngăn, có vách cơ hụt ở tâm thất (trừ cá sấu), máu đi nuôi cơ thể vẫn là máu pha, là động vật biến nhiệt.
_ Thụ tinh trong, con đực có cơ quan giao phối, con cái đẻ trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc, nhiều noãn hoàng

Nguyễn Đinh Huyền Mai
6 tháng 4 2017 lúc 10:10

- Trình bày đặc điểm chung của lớp bò sát

- Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn

- Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.

Nguyễn Đinh Huyền Mai
6 tháng 4 2017 lúc 10:12

- Phân biệt bộ thú túi và bộ móng guốc bằng đặc điểm đặc trưng về vấn đề bảo vệ

- Thú Móng guốc có số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có bao sừng bao bọc, được gọi là guốc.

- Thú Móng guốc di chuyển nhanh, vì thường có chân cao, trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng, chỉ những đốt cuối của ngón chân có guốc mới chạm đất (diện tích tiếp xúc với đất hẹp).

Lam Nguyễn
7 tháng 4 2017 lúc 20:20

1)

Thân hình thoi → giảm sức cản không khí khi bay.

- Chi trước biến thành cánh → quạt gió (động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.

- Chi sau có 3 ngón trước, 1 ngón sau → giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.

- Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng → làm cho cánh chim khi giang ra tạo nên 1 diện tích rộng.

- Lông tơ có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp → giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ.

- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ.

- Cổ dài khớp đầu với thân → phát huy tác dụng của các giác quan, bắt mồi, rỉa lông.

Lam Nguyễn
7 tháng 4 2017 lúc 20:22

2) Đặc điểm chung:
- Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
- Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
- Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
- Màng nhĩ nằm trong hốc tai
- Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
- Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.


Các câu hỏi tương tự
Ngân Hoàng Xuân
Xem chi tiết
Tsukino Usagi
Xem chi tiết
Nga Nguyễn
Xem chi tiết
Hồ Trang
Xem chi tiết
Tornados Austin
Xem chi tiết
Nikki Neko Hiro
Xem chi tiết
Kiên NT
Xem chi tiết
phambaoanh
Xem chi tiết
Nguyễn Hải Anh
Xem chi tiết