Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Khi các nguyên tử phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên
A. Nhiệt độ của vật
B. Khối lượng của vật
C. Trọng lượng của vật
D. Cả khối lượng lẫn trọng lượng của vật
Một mẩu hợp kim thiếc - chì có khối lượng m=664 g. Khối lượng riêng D = 8,3g/cm3 . Hãy xác định khối lượng của thiếc và chì trong hợp kim , biết khối lượng riêng của thiếc là : Dthiếc = 7300 kg/m3 và của chì là Dchì = 11300 kg/m3 và coi rằng thể tích của hợp kim bẳng tổng thể tích các kim loại toàn phần .
cho 60ml nước vào 40ml rượu, biết khối lượng riêng của nước là 1g/ml, khối lượng riêng của rượu là 0,8g/ml. Tính thể tính và khối lượng của hỗn hợp. (Vhh
Một bình cách nhiệt hình trụ đáy phẳng tiết diện 100 cm2 cao 20cm có chứa nước mực nước trong bình cao 19cm . Người ta thả nhẹ vào đó 1 quả cầu bằng sắt được nung nóng tới 150oC có khối lượng 1.6kg khi cân bằng nhiệt xảy ra thì nhiệt độ bình nước là 330C Xem như chỉ có nước và sắt trao đổi nhiệt với nhau
a) Tính nhiệt lượng do quả cầu tỏa ra
b) tính nhiệt độ ban đầu của nước . cho nhiệt dung riêng của sắt 460J/kg.K , của nước 4200J/Kg.K Khối lượng riêng của sắt 7800kg/m3
Nhiệt lượng là gì? Nhiệt lượng mà một vật thu vào để tăng nhiệt độ phụ thuộc vào yếu tố nào?
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa chúng có khoảng cách,
C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm
D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 2: Tại sao quả bóng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?
A. Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại
C. Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua chỗ buộc ra ngoài
D. Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên phân tử không khí có
thể qua đó thoát ra ngoài.
Câu 3: Trong thí nghiệm của Bơ-rao các hạt phấn hoa chuyển động hỗn độn không ngừng
vì:
A. Giữa chúng có khoảng cách
B. Chúng là các phân tử
C. Các phân tử nước chuyển động không ngừng, va chạm vào chúng mọi phía.
D. Chúng là các thực thể sống.
Câu 4: Khi nhiệt độ của một miếng đồng tăng thì
A. Thể tích của mỗi nguyên tử đồng tăng B. Khoảng cách giữa các nguyên tử đồng tăng
C. Số nguyên tử đồng tăng D. Cả ba phương án trên đều không đúng.
Câu 5: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng
nào sau đây tăng lên?
A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật
C. Cả khôi lượng lẫn trọng lượng của vật D. Nhiệt độ của vật
Câu 6: Vật rắn có hình dạng xác định vì phân tử cấu tạo nên vật rắn:
A. Không chuyển động B. Chuyền động với vận tốc nhỏ không đáng kể
C. Chuyển động quanh một vị trí xác định D. Đứng sát nhau
II. PHẦN TỰ LUẬN
Bài 1: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo
từ các hạt riêng biệt?
Bài 2: Nếu bơm không khí vào một quả bóng bay thì dù có buộc chặt không khí vẫn thoát
được ra ngoài, còn nếu bơm không khí vào một quả cầu bằng kim loại rồi hàn kín thì hầu
như không khí không thể thoát được ra ngoài. Tại sao?
Bài 3: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?
Bài 4: Nhỏ một giọt mực vào một cốc nước. Dù không khuấy cũng chỉ sau một thời gian
ngắn toàn bộ nước trong cốc đã có màu mực. Tại sao có hiện tượng trên? Nếu tăng nhiệt
độ của nước thì hiện tượng trên xảy ra nhanh lên hay chậm đi? Tại sao?
đổ 1 cốc nước nongs vào 1 cốc nước lạnh hỏi nhiệt lượng của 2 cốc nước như thế nào đây là sự thực hiện công hay thực hiện truyền nhiệt
Trộn lẫn một lượng rượu có thể tích V1 có khối lượng m1 vào một lượng nước có thể tích V2 có khối lượng m2 . Kết luận nào sau đây là đúng . Tại sao ?
a. Khối lượng hỗn hợp , nước là m=m1+m2
b. Thẻ tích của hỗn hợp rượu nước : V=V1+V2
c. Khối lượng riêng của hỗn hợp :D= (m1+m2):(V1+V2)
Hepl me , please ! thanks :*
Khi đổ 1 cốc rượu ở 25 độ C vào một cốc nước nóng 75 độ C. Nhiệt năng của rượu và nước có thay đổi không và theo cách nào?