Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững hình thái, cấu trúc đặc thù qua các thế hệ tế bào và cơ thể, nhưng có biến đổi qua các giai đoạn của chu kì tế bào. Hình thái NST thay đổi theo các kì của phân bào, nhưng hình dạng đặc trưng (rõ nhất, lớn nhất) là ở kì giữa bao gồm: tâm động, các trình tự khởi động nhân đôi và vùng đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và không cho chúng dĩnh vào nhau. Mỗi NST có 3 bộ phận chủ yếu: tâm động, đầu mút, trình tự khởi đầu nhân đôi AND
Ở sinh vật nhân sơ: NST là phân tử ADN kép, vòng không liên kết với prôtêin histôn.
- Ở tế bào nhân thực:
+ Cấu trúc hiểu vi: NST gồm 2 crômatit dính nhau qua tâm động (eo thứ nhất), một số NST còn có eo thứ hai (nơi tổng hợp rARN). NST có dạng hình que, hình hạt, hình chữ v… đường kính 0,2 – 2 mm, dài 0,2 – 50 mm.
Mỗi loài có một bộ NST đặc trưng (về số lượng, hình thái, cấu trúc).
+ Cấu trúc siêu hiển vi: NST được cấu tạo từ ADN và prôtêin (histôn và phi histôn) .
* Đơn vị cơ bản cấu tạo nên NST là nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm gồm 8 phân tử prôtêin histôn được quấn quanh bởi 134134vòng ADN tương ứng với 146 cặp nuclêôtit
Các nuclêôxôm cạnh nhau được nối với nhau bởi một đoạn ADN tạo thành chuỗi nuclêôxôm (sợi cơ bản)
Sợi cơ bản (11nm) ⟶ Sợi nhiễm sắc (30nm) ⟶ Crômatit (700nm) ⟶ NST (1400nm)
- Nhiễm sắc thể (NST) là cấu trúc mang gen của tế bào và chỉ có thể quan sát thấy chúng dƣới kính hiển vi. - Cấu trúc siêu hiển vi của NST: + NST đƣợc cấu tạo bởi 2 thành phần: ADN + prôtêin loại histon. + Phân tử ADN có đƣờng kính 2nm, gồm 146 cặp nuclêôtit quấn quanh khối prôtêin (8 phân tử histon) 7/4 vòng nuclêôxôm. + Nhiều nuclêôxôm liên kết với nhau (mức xoắn 1) sợi cơ bản (chiều ngang là 11nm). (Giữa 2 nuclêôxôm liên tiếp là 1 đoạn ADN và 1 phân tử prôtêin histon). + Sợi cơ bản cuộn xoắn bậc 2 sợi nhiễm sắc (30nm) 5 + Sợi nhiễm sắc cuộn xoắn bậc 3 sợi siêu xoắn (300nm) + Sợi siêu xoắn kết đặc crômatit (700nm).