Mình chỉ làm dàn ý thôi nhé
A, Mở Bài: - Thật bất hạnh thay cho số phận của những người nông dân trước Cách Mạng tháng 8. Họ tuy nghèo khổ, vất vả nhưng điều đó không thể che lấp đi phẩm chất cao đẹp của họ được. -Nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là hình ảnh tiêu biểu cho điều đó. Đây có thể coi là một tác phẩm hay khi trong cuộc đời cầm bút ngắn ngủi của mk, ông đã kịp để lại cho dân tộc ta những sáng tác vô giá, những kiệt tác văn chương bất hủ mà truyện ngắn Lão Hạc nằm trong số đó - Trích dẫn nhận định B, Thân Bài: - Giải thích đánh giá nhận định: Khái quát về số phận của người nông dân trước cách mạng tháng 8: đều là những con người nghèo khổ, cuộc sống lam lũ đầy vất vả, ít học nhưng vẫn sáng ngời phẩm chất cao đẹp. Tác phẩm Lão Hạc kể về số phận của 1 con người mà cuộc đời đã phải nếm trải bao đắng cay, bất hạnh, một con người luôn tỏa rạng những phẩm chất cao đẹp. - Chứng minh: + Lão Hạc là một người nghèo khổ, lam lũ ít học Hoàn cảnh: vợ mất sớm, ở vậy nuôi con, nghèo đói, đau khổ Vì nghèo không đủ tiền để lo hp cho cậu con trai, đứa con liền bỏ đi phu đồn điền cao su Cũng chính vì nghèo nên ông không có điều kiện để học hành, nên ông không biết chữ. Mỗi lần con trai viết thư về lão phải nhờ ông giáo đọc hộ, đến khi muốn giữ mảnh vườn cũng lại nhờ ông giáo viết văn tự hộ. Lão sống đã khổ mà chết cũng khổ ( dẫn chứng ) +Là người giàu lòng tự trọng, yêu thương con và nhân hậu Lão rất thương con, sau khi vợ mất lão không đi bước nữa mà ở vậy nuôi con Lão dành dụm tiền cho con nhưng không đủ để rồi phải đau khổ khi con trai bỏ đi Lão chăm sóc kỉ vật của đứa con để lại, yêu thương nó như chính đứa con của mình Lão thương con, đặc biệt hi sinh cả mạng sống vì con --> Qua đây, Nam Cao cảm thông cho số phận, cuộc đời khốn khổ và phẩm chất cao quý của Lão Hạc. - Đánh giá nâng cao: + Đây là một đoạn trích phản ánh đúng số phận và cuộc đời của những người nông dân trước cách mạng tháng tám. + Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Lão Hạc giúp cho câu văn thêm hấp dẫn, sinh động và chiếm nhiều tình cảm từ độc giả. C.Kết Bài: - Khẳng định lại vấn đề - liên hệ, bài học
1. MB:
- Người nông dân là đề tài quen thuộc trong văn học Việt Nam trước cách mạng, nói về người nông dân có ý kiến cho rằng: "Người nông dân tuy nghèo khổ, lam lũ, ít học nhưng không ít tấm lòng".
- Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao là nhân vật hội tụ đầy đủ những đặc điểm trên
2. TB:
- Người nông dân nghèo khổ, lam lũ ít học:
+ Lão Hạc là một lão nông bần hàn, gia đình lão chẳng có của cải gì nhiều nên không thể cưới vợ cho con trai khiến con lão phải bỏ đi làm đồn điền cao su
+ Lão Hạc là một người lam lũ: dù sức khỏe già yếu nhưng ông vẫn đi làm thuê cho người khác để kiếm ăn. Khi không đủ sức khỏe đi làm thuê thì lão lại tiếp tục tìm những đồ ăn có sẵn bên ngoài như sung, rau dại,... để sống qua ngày
- Tuy vậy nhưng lại là một người không ít tấm lòng:
+ Lòng yêu thương con vô bờ: khi con trai bỏ đi đồn điền cao su, lão lúc nào cũng lo lắng cho con và trông mong tin con mà chẳng thấy. Lão buồn và tự trách vì mình không có tiền nên con mới phải tha hương cầu thực. Dù lão không có tiền nhưng nhất quyết không bán đi mảnh vườn bởi đó là mảnh đất lão dành cho con để cưới vợ
+ Là một người yêu thương động vật: Vơi lão Hạc, cậu Vàng không chỉ là vật nuôi trong nhà mà còn là một người bạn thân thiết. Lão ăn gì thì cậu Vàng được ăn đấy, lão chửi yêu cậu Vàng nhưng rồi lại xoa đầu âu yếm. Đặc biệt khi bán đi cậu Vàng, lão đau khổ dằn vặt, tự trách. Lão trách bản thân mình độc ác già đầu rồi còn đi lừa một con chó, lão khóc hu hu như một đứa con nít
+ Bên cạnh đó lão Hạc còn là một người giàu lòng tự trọng: Khi không có gì để ăn nhưng lão Hjac nhất quyết không nhận sự giúp đỡ của ông Giáo mà tự mình đi tìm nhừn rau củ dại ăn sống qua ngày. Khi biết mình không thể tiếp tục sống được nữa, lão Hạc mang tiền sang gửi ông Giáo để lo ma chay cho mình. Khi cùng đường không còn kiếm được cái gì để ăn cũng không thể làm thuê được nữa, lão đã ăn bả chó tự tử để kết liễu cuộc đời mình.
3. KB:
- Như vậy qua tác phẩm "Lão hạc" của Nam Cao ta thấy hiện lên hình ảnh người ông dân tuy nghèo khổ lam lũ, thất học nhưng tràn đầy tình thương.