Bài 21 : Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954-1965)

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hoàng Thị Nhất
Nhận xét về chiến lược chiến tranh đặc biệt của mĩ ở miền nam từ năm 1961 đến năm 1965
Trịnh Long
30 tháng 1 2021 lúc 20:00

Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam

 

a) Bối cảnh lịch sử

 

Cuối 1960, hình thức thống trị bằng chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm bị thất bại, Mỹ buộc phải chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965).

 

b) Âm mưu

 

- Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới, được tiến hành bằng quân đội Sài gòn, dưới sự chỉ huy của hệ thống “cố vấn” Mỹ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện chiến tranh của Mỹ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của nhân dân ta.

 

- Âm mưu cơ bản: “Dùng người Việt đánh người Việt”.

 

c) Thủ đoạn

 

- Đề ra kế hoạch Xtalây - Taylo, bình định miền Nam trong 18 tháng.

 

- Tăng viện trợ quân sự cho Diệm, tăng cường cố vấn Mỹ và lực lượng quân đội Sài Gòn.

 

- Tiến hành dồn dân lập “Ấp chiến lược”, trang bị hiện đại, sử dụng phổ biến các chiến thuật mới như “trực thăng vận” và “thiết xa vận”. (“Ấp chiến lược” được Mĩ và Ngụy coi như “xương sống” của “Chiến tranh đặc biệt”).

 

- Thành lập Bộ chỉ huy quân sự Mỹ ở miền Nam (MACV), trực tiếp chỉ đạo quân đội Sài Gòn.

 

- Mở nhiều cuộc hành quân càn quét nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tiến hành nhiều hoạt động phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam.

Nhận xét : Đây là chiến lược độc ác và tàn bạo của Mĩ.