Ôn tập lịch sử lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Diệp Phi Yến

Nguyên nhân sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu ( khách quan và chủ quan )

Thảo Phương
2 tháng 9 2018 lúc 20:07

nguyên nhân của sự sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới là do bản thân các nước này cũng như tác động từ bên ngoài:

Các nước công nghiệp tư bản (Tây Âu, bắc Mỹ...) dưới sự đấu tranh của tầng lớp người lao động và áp lực cạnh tranh từ hệ thống chủ nghĩa xã hội, xã hội tư bản đã hình thành các hệ thống bảo hiểm xã hội tiên tiến để xoa dịu sự đối kháng giai cấp, nâng cao phúc lợi xã hội và giúp đỡ người nghèo. Trong khi các nước CNXH lại thiếu sự dân chủ thực sự, bám vào một đường lối, tư tưởng cứng nhắc đã vạch trước nên thiếu nhạy bén, chậm chạp với sự phát triển chung của toàn cầu. Các nước XHCN, mặc dù cũng đã luôn tìm cách hiện đại hóa đất nước, nhưng vẫn không theo kịp các nước tư bản. Với phương pháp "bao cấp" trong nhiều lĩnh vực (giao thông, y tế, lương thực, nhà ở...) để chứng minh sự ưu việt hơn nhà nước tư bản, dẫn tới thụt lùi về kinh tế, từ đó Bản đồ (timeline) sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở các nước Đông Âu và sự tan rã của Liên Xô dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Nhiều nước XHCN thể chế chính trị không phải đại diện cho toàn dân, rõ ràng nhất là ở các nước mà chính phủ không tự lập ra qua kháng chiến chống ngoại xâm, mà do nước khác áp đặt (như các nước đông Âu) và trợ cấp. Ở tất cả các nước XHCN, nền kinh tế không phát triển theo thị trường, mà được chỉ đạo, nên thiếu thực tế về cung và cầu trong xã hội, không đầu tư đúng chỗ, chậm chạp trong áp dụng kỹ thuật mới. Ngoài ra trong thời kỳ chiến tranh lạnh các nước này đều bị gánh nặng nợ nước ngoài vì cần tiền cho việc chi phí quân sự lớn, ganh đua với Tây Âu.

Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng. Cuối đời Brezhnev, lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô càng ngày càng xa rời sự thay đổi, phát triển của thời đại, xa rời yêu cầu của quần chúng nhân dân. Trong tư tưởng và hành động, họ tỏ ra bảo thủ, cứng nhắc, duy trì hiện trạng theo kiểu tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại. Dưới thời Khrushchev và Brezhnev, về hình thức vẫn nhấn mạnh lãnh đạo tập thể, song thật ra chỉ là thay đổi từ một người quyết định thành một vài người quyết định mà thôi. Trên thực tế, không có sự thực hiện nghiêm túc của nguyên tắc tập trung dân chủ.

Thảo Phương
2 tháng 9 2018 lúc 20:07

Nguyên nhân sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu

- Trong một thời kì dài, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đem lại nhiều thành tựu to lớn nhưng càng ngày càng bộc lộ nhiều sai lầm thiếu xót dẫn đến sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu. Có nhiều lí do dẫn đến sự sụp đổ của XHCN ở Liên Xô và Đông Âu:

+ Thiếu tôn trọng đầy đủ các quy luật phát triển khách quan về kinh tế - xã hội, chủ quan duy ý chí, thực hiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp thay cho cơ chế thị trường.

Điều đó làm cho nền kinh tế đất nước thiếu tính năng động, sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện. Về mặt xã hội thì thiếu dân chủ và công bằng, vi phạm pháp chế XHCN. Tình trạng đó kéo dài đã khơi sâu lòng bất mãn trong quần chúng.

+ Không bắt kịp sự phát triển của cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại, đưa tới khủng hoảng về kinh tế - chính trị. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữa, thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lê Nin.

+ Khi tiến hành cải tổ lại phạm sai lầm trên nhiều mặt, làm cho khủng hoảng càng thêm nặng nề. Những sai lầm và sự tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa.

+ Hoạt động chống phá của các thế lực thù địch trong và ngoài nước ( cuộc tấn công hòa bình mà họ thường gọi là cuộc cách mạng nhung ) có tác động không nhỏ làm cho tình hình càng thêm rối loạn.

- Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm 1989 - 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất lớn trong phong trào cộng sản - công nhân quốc tế. Hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới không còn tồn tại. Trật tự thế giới hai cực đã kết thúc. Nhưng đây chỉ là sự sụp đổ tạm thời của một mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, chưa nhân văn và một bước lùi tạm thời của chủ nghĩa xã hội - như V.I. Lenin đã nói: Nếu người ta nhận xét thực chất của vấn đề, thì có bao giờ người ta thấy rằng trong lịch sử có một phương thức sản xuất mới nào lại đứng vững ngay được, mà lại không liên tiếp trải qua nhiều thất bại, nhiều sai lầm và tái phạm không ?

Thảo Phương
2 tháng 9 2018 lúc 20:08

Nguyên nhân sụp đổ , tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông âu?
*sự sai lầm trong chính sách và cải cách
việc tập quyền thiếu dân chủ của Liên Xô cũng là 1 trong những lý do, ngoài ra trong giai đoạn lúc đó Đảng Cộng Sản đã không còn là đảng đại diện cho Công nhân nên gây ra sự bất mãn trong dân chúng.
- Liên Xô đã cố tình áp đặt chế độ hiện thời của mình lên các nước Đông Âu bất chấp tình hình các nước Đông Âu như thế nào...do đó sự thiếu dân chủ và độc tài như thế đã khiến các nước XHCN ở Đông Âu sụp đổ, rvà Gorbachev đã cải cách theo kiểu Đảng nhằm cưu vãn tình hình nhưng bị tác động bở Đồng Minh tư bản và sự mất đoàn kết nội bộ Đảng nên Liên Xô đã sụp đổ vào năm 1991và tất yếu Poris Yentil xóa xổ Đảng Cộng Sản+
*Kinh Tế: nghèo nàn, lạc hậu


Chính trị:do sự cải tổ của dốp_pa_chốp


Liên xô ngày nay là 1 cường quốc "cả về mặt kinh tế và quân sự".vậy không biết sự cải tổ của dốp_pa_chốp là đúng hay sai nhỉ? *Sai lầm của Goobachop trong việc cải tổ. Tôi ko biết liệu ông ta có bị mua chuộc bởi Mỹ hay ko nhưng quả thật chính sách của Goocbachop chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự sụp đổ của LX. Các bạn cần hiểu rằng bản chất của CNCS là độc tài và chuyên quyền, nó ko bao giờ chấp nhận có một lực lượng nào tồn tại song song với nó trong cùng một xã hội. Ấy vậy mà Goocbachop lại chủ trương đa nguyên về chính trị. Nếu Goocbachop làm như VN và TQ, tiêu diệt thẳng tay những nhóm đối lập, dùng bàn tay sắt duy trì sự độc tôn của ĐCS LX thì có lẽ LX đã ko sụp đổ sớm như vậy.
+
*Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu từ cuối năm 1988 đến 1991
Năm 1985, Liên Xô đã bước vào cải tổ, tuy nước Đông Âu vẫn chưa hề chuyển động: Anbani vẫn bảo thủ giữ nguyên những cơ chế cũ của 30 năm trước đây và "khép kín cửa" đối với bên ngoài; các nhà lãnh đạo Rumani, Cộng hoà dân chủ Đức, Bungari thì cho rằng nước mình chẳng có gì sai sót để cải tổ hoặc cải cách; ở Ba Lan, ngay từ đầu những năm 80, tình hình kinh tế, chính trị, xã hội đã trở nên căng thẳng, phức tạp; ở Hunggari, Tiệp Khắc, các thế lực chống chủ nghĩa xã hội ráo riết tập hợp lực lượng, chờ đợi cơ hội. Ở một số nước Đông Âu, hiện tượng tách rời quần chúng và tha hoá của một số nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã làm biến dạng chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước này và làm nhân dân rất bất bình.
Ở Rumani, vợ chồng Xêauxexcu đã biến nhà nước xã hội chủ nghĩa thành một chế độ độc tài "gia đình trị" với cuộc sống vương giả, sa đoạ. Ở cộng hoà dân chủ Đức, Bungari, một số uỷ viên Bộ chính trị Đảng đã lạm dụng quyền lực, hưởng thụ những đặc quyền đặt lợi để đến nỗi bị khai trừ khỏi Đảng và truy tố trước pháp luật.
Cuộc khủng hoảng nổ ra sớm nhất ở Ba Lan, từ cuối năm 1988, sau đó lan sang Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Rumani, Bungari, Nam Tư, Anbani. Các thế lực chống chủ nghĩa xã hội, với sự tiếp sức của các nước phương Tây, ra sức hoạt động, kích động công nhân bãi công, quần chúng , đấu tranh đòi Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu phải cải cách kinh tế, chính trị, thực hiện chế độ đa nguyên về chính trị, xoá bỏ độc quyền lãnh đạo của một Đảng Cộng sạn, tiến hành tổng rằng quá muộn, nhưng các tuyển cử tự do... Những hoạt động trên đây làm tê liệt mọi sinh hoạt của đất nước, đẩy chế độ xã hội chủ nghĩa lâm vào cuộc khủng hoảng toàn diện và trầm trọng. Đảng và Nhà nước các nước Đông Âu lần lượt buộc phải chấp nhận xoá bỏ độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản, thực hiện chế độ đa nguyên và tiến hành tổng tuyển cử tự do.
Kết quả, qua tổng tuyển cử tự do, ở hầu hết các nước Đông Âu (Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức), các thế lực chống chủ nghĩa xã hội đều đã thắng cử, nắm được chính quyền Nhà nước, còn Đảng Cộng sản bị thất bại, để rơi mất chính quyền khỏi tay mình. Ở Rumani, ngày 16 - 12 - 1989, quần chúng nhân dân thành phố Timisoara tiến hành hoà bình phản đối nhà cầm quyền bắt giam một mục sư Tin lành và đưa ra những khẩu hiệu chống lại chính phủ Xêauxexcu. Cảnh sát đến đàn áp, quần chúng càng thêm phẫn nộ. Ngày 22 - 12 - 1989, quần chúng đã nổi dậy, làm chủ được tình hình ở Bucaret. Hội đồng Mặt trận cứu nước Rumani tuyên bố xoá bỏ chế độ độc tài Xêauxexcu; ngày 25 - 12 - 1989, vợ chồng Xêauxexcu bị xử tử, toàn thể Bộ chính trị Đảng Cộng sản Rumani và các thành viên nội các (60 người) bị bắt giữ. Toàn bộ hệ thống Đảng, chính quyền của chế độ Xêauxexcu đã bị sụp đổ. Ở Bungari, Nam Tư, Anbani, lúc này chính quyền tuy còn ở trong tay Đảng của giai cấp công nhân, nhưng khủng hoảng vẫn tiếp diễn ngày càng thêm trầm trọng: nội chiến đã diễn ra trọng nội bộ Liên bang Nam Tư giữa các nước cộng hoà Crôatia, Xecbia; chính quyền ở Bungari, Anbani đang lầm vào khủng hoảng sâu sắc trước những cuộc bãi công của công nhân, của quần chúng và tình hìh kinh tế trở nên ngày càng khó khăn, căng thẳng.

Như thế, trong những năm 1989 - 1991, cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu đã dẫn tới những biến đổi lớn: Ba Lan, Hunggari, Tiệp Khắc... quay trở lại đi theo con đường tư bản chủ nghĩa; Cộng hoà dân chủ Đức sáp nhập vào Cộng hoà liên bang Đức để trở thành một quốc gia thống nhất với tên Cộng hoà liên bang Đức; hầu hết các đảng của giai cấp công nhân ở các nước Đông Âu đều đổi tên đảng và chia rẽ thành nhiều phe phái, nhiều tổ chức với tên gọi khác nhau; tên nước, quốc kì, quốc huy và ngày quốc khánh đều phải thay đổi lại.+
Đây là một bước thụt lùi và một thất bại nặng nề của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của chủ nghĩa xã hội trên thực tế không còn tồn tại nữa.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô: 1 - Đã xây dựng nên một mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp (không phù hợp với quy luật khách quan trên nhiều mặt phát triển kinh tế - xã hội, chưa dân chủ, chưa công bằng và nhân đạo...); 2 - Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động lớn của tình hình thế giới, và khi đã sửa chữam thay đổi thì lại rời bỏ những nguyên lí đúng đắn của chủ nghĩa Mác - Lênin; 3 - Những sai lầm và sự tha hoá về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng của một số người lãnh đạo Đảng và Nhà nước trong một số nước xã hội chủ nghĩa; 4 - Hoạt động của các thế lực chống chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước (cuộc tấn công hoà bình mà họ thường gọi là cuộc "cách mạng nhung").

Các câu hỏi tương tự
Doãn Oanh
Xem chi tiết
Hoàng Diệu Linh
Xem chi tiết
Park
Xem chi tiết
Nguyễn Thái Sơn
Xem chi tiết
Queenis Ni
Xem chi tiết
Vương Tuấn Khải
Xem chi tiết
duyen lethiha
Xem chi tiết
Thương Thương
Xem chi tiết
TM Vô Danh
Xem chi tiết