Nguyên nhân gây ra bệnh sâu răng :
- Do không đánh răng 2 lần/ ngày.
- Ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt.
- Do răng đang còn yếu.
- Do sau khi ăn xong thức ăn ngọt, béo lại không súc miệng.
- Ăn kẹo, uống sữa trước khi đi ngủ.
Cách phòng ngừa:
- Đánh răng thật kĩ và sạch, đánh tối thiểu: 2 lần/ ngày.
- Hạn chế ăn đồ ăn béo, đồ ăn ngọt.
- Ăn xong đồ ăn béo, đồ ăn ngọt cần phải súc miệng thật sạch.
Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường hoặc chải răng đúng cách ngay sau khi ăn Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.Nguyên nhân:
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng
Cách phòng ngừa:
Nguyên nhân:
Người ta cho rằng có 4 nhân tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn, thức ăn mà cụ thể là tinh bột, thời điểm chải răng và độ cứng răng của từng người
Vi khuẩn gây sâu răng là các vi khuẩn bám vào bề mặt răng, trên các mảng bám răng, trên màng sinh học và có khả năng gây sâu răng bằng cách các vi khuẩn này bám vào răng và tăng sản sinh hình thành các đốm khuẩn, dần dần các đốm khuẩn này phát triển thành một số lượng lớn các vi khuẩn tấn công răng, chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, polyore, enzyme, chuyển hóa tinh bột thành đường và đường thành acid. Những chất này có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ trong kết cấu men và ngà răng tạo nên lỗ thủng trên thân răng gọi là lỗ sâu răng
Cách phòng ngừa:
Trước hết phải vệ sinh răng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường hoặc chải răng đúng cách ngay sau khi ăn Trẻ em trong thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy trẻ biết đánh răng cho mình. Dùng kem đánh răng có chứa flourine, có thể dùng thêm nước súc miệng diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
Vi khuẩn, thức ăn con người ăn qua miệng, cấu trúc răng của từng người và thời gian.
♦ Vi khuẩn gây ra sâu răng là các loại vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Chúng sản sinh và tiết ra những chất hữu cơ, polyore, enzyme thủy phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hòa tan chất hữu cơ và phân hủy chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng gây ra sâu răng.
♦ Thức ăn : Những loại thức ăn có lượng đường cao, các loại thức ăn nhanh với lượng ngọt cao cũng dễ gây sâu răng vì đó là cơ sở để vi khuẩn bám vào, sinh trưởng và phát triển. Các gợn thức ăn, vụn thức ăn bám vào các kẽ nhỏ của răng và không được làm sạch cũng tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi phát triển.
♦ Cấu trúc răng : Cấu trúc răng miệng của mỗi người cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của răng miệng. Nếu răng mọc đều đặn, các khớp cắn đều, chắc khỏe, men răng trăng bóng…đây là một hàm răng khỏe mạnh có khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Còn những hàm răng mọc không đều, các khớp cắn chênh lệch nhau, trên hàm răng có những răng vỡ, nứt… đây cũng là một cơ sở cho thấy hàm răng đang yếu dần và không có khả năng kháng khuẩn, rất dễ bị sâu răng.