Trong nhiếp ảnh , người ta phân biệt 4 loại ánh sáng thường dùng khi chụp hình (với bất cứ loại nguồn sáng nào , thiên nhiên hay nhân tạo) , tùy theo vị trí đặt ánh sáng và cường độ của nó :
KEY LIGHT (ánh sáng chính) : nguồn sáng mạnh , chủ đạo , đặt trước vật chụp , chếch một góc 45-60 độ đối với đường thẳng từ vật chụp tới ống kính .
FILL LIGHT (ánh sáng phụ) : nguồn sáng đặt phía bên kia vật chụp chiếu vào làm bớt sự tương phản do key light gây nên , nguồn sáng này yếu hơn nguồn sáng chính .
BACK LIGHT (trái sáng) : nguồn sáng đặt phía sau vật chụp , chiếu sáng vào lưng vật chụp , làm cho vật chụp nổi bật lên với cảnh . Nguồn sáng này thường mạnh tương đương với key light .
Đôi khi người ta ít dùng đến nguồn sáng này .
Đặc điểm của nguồn sáng này là tạo được đường viền sáng quanh vật chụp (ánh sáng décrochage) , tạo được vẻ trong suốt cho những vật mỏng như cánh hoa , làn khói , tà áo lụa , lá non v.v... Nhưng nếu không có nguồn sáng phía trước (key light hoặc fill light) thì ta sẽ có một bức ảnh mà vật chụp rất kém chi tiết , có khi chỉ còn là một bóng đen .
SET LIGHT (ánh sáng bổ túc) : nguồn sáng này , nếu là đèn nhân tạo thì là nhiều đèn phụ đặt rải rác chung quanh vật chụp để xóa các bóng đổ của các đèn khác . Nếu là ánh sáng tự nhiên (ánh sáng trời) thì là những nguồn sáng phản xạ từ những vật trắng , sáng chung quanh hắt lại . Nguồn sáng này tất nhiên phải yếu hơn key light , back light .
Nguồn sáng tự nhiên (nguồn sáng trời)
Ưu điểm của sáng trời là cực mạnh , cực rộng và yếu điểm là ta không điều chỉnh được nó . Vì thế ta chỉ có thể tìm mọi phương cách sắp xếp , chờ đợi để có được nguồn sáng đúng với ý muốn của mình .
a) Ánh sáng thuận (lumiere deface) : nguồn sáng soi thẳng vào mặt trước chủ đề . Có ưu điểm soi rõ nhiều chi tiết cho toàn diện nhưng ảnh kém nổi vì không có bóng đổ , vì vậy ảnh sẽ quá phẳng .
Lưu ý ở phần này : người ta có thể dùng key light , fill light hay thậm chí là set light để làm "ánh sáng thuận" .
b) Ánh sáng chếch (lumiere oblique) : nguồn sáng bên cạnh chủ đề soi chếch tới . Tạo được những bóng đổ nghiêng rất nổi nhưng trong phần tối do bóng đổ xuống sẽ kém chi tiết .
c) Trái sáng (contre lumiere) : nguồn sáng mạnh chiếu từ sau chủ đề lại , tạo đường viền trắng sáng quanh vật chụp (xem phần BACK LIGHT) .
Trong loại ánh sáng này ta cần phân biệt rõ giữa trái sáng (contre lumiere) và trái nắng (contre solei)
Trái nắng (contre solei) là chụp vật thể quay lưng lại với mặt trời ngoài nắng tức là ống kính ta bị mặt trời chiếu vào .
Trái sáng là là chủ đề đứng quay lưng lại với một bối cảnh sáng hơn mặt trước . VD : ta đứng trong nhà chụp một người mẫu đứng quay lưng lại với khung cửa sổ sáng .
Có trường hợp nguồn sáng mặt trời soi thẳng vào mặt trước chủ đề mà vẫn là trái sáng , đó là khi phía sau chủ đề là những bối cảnh : mặt nước , mặt cát trắng , tường rất trắng , mặt sàn xi-măng v.v... làm cho bối cảnh ấy thành một thứ gương phản chiếu và nó vô hình chung trở thành một nguồn sáng mạnh hơn , sáng hơn mặt trước của chủ đề . Và lúc ấy thuận mà thành trái sáng là thế .
d) Ánh sáng phản chiếu : còn gọi là phản sáng hay phản quang là một nguồn sáng êm nhất vì là một loại ánh sáng gián tiếp . Nghĩa là một nguồn sáng mạnh nào đó soi vào một vật gì để rồi vật ấy phản xạ lại , soi hắt vào chủ đề . Ánh sáng trong bóng râm của một tàn cây , của một mái hiên lúc trời nắng đó là ánh sáng phản chiếu .
Ánh sáng phản chiếu không gay gắt nhưng kém nổi vì không có bóng đổ rõ ràng . Người ta thường áp d5ng loại ánh sáng này cho thể loại chân dung (Fill light và set light)
e) Bàn về bóng đổ (ombre portée)
Bóng đổ là sự in bóng do một nguồn sáng chiếu vào vật thể lên một bề mặt cạnh đó .
- Nguồn sáng càng mạnh , bóng đổ càng sẫm đen , càng sắc cạnh . Mà bóng đổ càng càng đen sẫm thì những chi tiết nằm trong phần bóng đổ càng kém đi .
- Bóng đổ càng đen sẫm càng sắc cạnh nhưng chói chang và rất tương phản (contraste) .
- Bóng càng nhạt mờ càng dịu dàng (doux)
- Nguồn sáng càng chếch bao nhiêu thì bóng đổ càng dài ra bấy nhiêu .
f) Giờ nào trong ngày
Thật ra thì với mọi giờ giấc trong ngày , ngày hay đêm , ta đều có thể chụp ảnh được tùy theo cảm xúc sáng tạo của mỗi người . Ở đây ta chỉ bàn về giờ giấc cho ánh sáng đẹp nhất trong ngày với nguồn sáng trời :
-Buổi sáng sớm quá thì ta có nguồn sáng lờ mờ hoặc nhá nhem tối , cảnh vật không phân minh rõ rệt , kém chi tiết .
-Buổi trưa gay gắt , sáng tối (bóng đổ) quá tương phản , nhất là lúc đúng ngọ (12g) bóng đổ thẳng từ trên xuống tạo thành một bóng tối dưới gốc cây , nhà cửa bị cắt ngang vì bóng đổ của mái che . Nếu chụp người thì có hai hốc mắt tối đen , bóng mũi đổ xuống thành "râu Hit-le" . Và nếu đội nón thì khuôn mặt dù trắng đến đâu cũng thành dân Mỹ đen .
Nguồn sáng thích hợp nhất là : sáng từ 8g đến 10g30 , chiều từ 15g - 17g30 .
Ánh sáng trong bóng râm (ánh sáng phản chiếu) tương đối là ánh sáng dễ chụp vì không phải tìm kiếm chiều bóng đổ .
mình nghĩ nguồn sáng có đặc điểm tự nó phát ra ánh sáng
nguồn sáng có đặc điểm là tự nó phát ra ánh sáng