Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vương Quốc Anh

Người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

Võ Đông Anh Tuấn
16 tháng 3 2016 lúc 21:43

a/Giải thích:

- Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng leo chung một giàn (cùng một hoàn cảnh sống).

- Cùng chung cảnh ngộ, chung số phận.

- Thuận lợi cùng hưởng, khó khăn cùng chịu, 

b/ Mượn chuyện bầu, bí để nói chuyện con người:

- Tuy nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống khác nhau nhưng cùng chung quê hương, đất nước.

- Muốn tồn tại phải giúp đỡ nhau trong cuộc sống, làm tốt nghĩa vụ xã hội phân công.

- Khi có quân xâm lược, mọi người phải đoàn kết một lòng, tạo thành một khối thống nhất để chống giặc.

- Khi gặp thiên tai, mọi người cùng chung sức giải quyết, khắc phục hậu quả.
- Câu ca dao khuyên mọi người nên sống thương yêu đoàn kết.

- Ý nghĩa sâu sắc của câu ca dao có giá trị muôn đời.
Mi0

Huỳnh Châu Giang
16 tháng 3 2016 lúc 21:32

Rổi hỏi cái gì?ucche

Huỳnh Châu Giang
16 tháng 3 2016 lúc 21:32

Mình làm bằng văn nghị luận đc ko?nhonhung

Selina Moon
16 tháng 3 2016 lúc 21:42
Đoàn kết là cội nguồn của sức mạnh và chiến thắng. Bởi vậy, từ ngàn xưa, tổ tiên ta đã chú trọng đến việc giáo dục tinh thần đoàn kết qua những huyền thoại đẹp như Sự tích trăm trứng, Quả bầu mẹ… Thiêng liêng thay là ý nghĩa của hai tiếng đồng bào. Nó khẳng định tất cả các dân tộc sinh sống trên non sông đất nước này đều do cùng một mẹ sinh ra. Bài học về đoàn kết còn được gửi gắm trong những câu ca dao làm rung động lòng người: Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng. 

Câu ca dao trên là một chân lí lớn lao về truyền thống đoàn kết quý báu của dân tộc. Sự gắn bó của tình giai cấp, nghĩa đồng bào được đem so sánh với miếng nhiễu điều (một loại lụa quý màu đỏ, dệt từ tơ tằm) phủ trên chiếc giá gương (chiếc khung để gắn gương soi). Miếng nhiễu ấy che phủ cho tấm gương khỏi bụi, mãi mãi sáng trong. Tấm gương kia cũng làm tôn thêm vẻ đẹp, vẻ quý của miếng nhiễu điều. Hai vật ấy luôn luôn khăng khít bên nhau, bổ sung giá trị cho nhau.

 

Ý nghĩa câu ca dao không dừng ở đó. Sâu xa hơn, nó chứa đựng một lời khuyên nghĩa tình thắm thiết: Người trong một nước phải thương nhau cùng. Sống trên đất nước này, dù người trên rừng, kẻ dưới biển, dù người Kinh hay người Thượng, chúng ta phải luôn nhớ rằng mình là con của một mẹ sinh ra, đều là con cháu dòng giống Lạc Hồng. Đó chính là sợi đây vô hình mà hết sức thiêng liêng nối kết các thành viên trong cộng đồng để tạo nên xã hội.

 

Trong cuộc đời, không ai có thể tồn tại được nếu sống cách biệt với mọi người. Tách mình ra khỏi quan hệ ràng buộc với gia đình, giai cấp và dân tộc thì chẳng khác nào tự tiêu diệt vì cá nhân không thể làm nên sức mạnh. Chỉ có một cộng đồng thống nhất về ý chí, gắn bó chặt chẽ về quyền lợi mới tạo nên được sức mạnh dựng nước và giữ nước, mới sáng tạo ra những của cải vật chất, tinh thần làm giàu cho xã hội.

  Bài học đoàn kết đã được chứng minh qua thực tế mấy ngàn năm lịch sử của nước ta. Trải qua bao cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, sức mạnh của truyền thống đoàn kết đã tạo nên những chiến công oanh liệt như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến dịch Hồ Chí Minh,… Dân tộc Việt Nam nhờ đoàn kết mà tồn tại và không ngừng phát triển. Đoàn kết trong thời chiến để giữ nước, đoàn kết trong thời bình để xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Nhận thức ấy phải được thấm sâu vào mỗi con người. Chúng ta là con một cha, nhà một nóc, Thịt với xương, tim óc dính liền (thơ Tố Hữu). Thương yêu, cưu mang giúp đỡ nhau trong lúc yên vui cũng như trong cơn hoạn nạn, ấy là đạo lí làm người – là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tinh thần đoàn kết, thương yêu giai cấp, giống nòi là cơ sở của tình yêu Quê hương, đất nước. Tinh thần ấy được thể hiện qua những việc làm cụ thể hằng ngày: một hành động giúp đỡ người già cả, tàn tật, người gặp khó khăn hoạn nạn; một phong trào cứu trợ đồng bào vùng bị thiên tai; một phong trào đền ơn đáp nghĩa rộng khắp; những lớp học tình thương mở nơi hang cùng ngõ hẻm, đem ánh sáng vắn hóa đến với trẻ em nghèo… Tất cả những việc làm ấy là kết quả của một cách sống coi trọng nhân nghĩa, là kết quả của bài học tương thân, tương ái lưu truyền đã bao đời. Đên cạnh cách sống đẹp ấy thì cách sống ích kỉ, chỉ biết quyền lợi cá nhân là đáng phê phán. Thờ ơ trước nỗi đau của người khác, tệ hại hơn là vui sướng trên nỗi khổ cực, mất mát của đồng bào, đó là biểu hiện sự suy thoái về đạo đức và nhân cách. Xã hội mới không chấp nhận những kẻ như vậy vào cộng đồng dân tộc. Trong thời đại hôm nay, câu ca dao trên vẫn giữ nguyên ý nghĩa nhân sinh của nó. Kế thừa và phát huy truyền thống đại đoàn kết của dân tộc, chúng ta hãy kề vai sát cánh bên nhau để xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh. Trên đường đi tới tương lai tươi sáng, lời Bác dạy luôn luôn là nguồn sức manh cho cả dân tộc: Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công.bạn tham khảo nha
Mai Thị Quỳnh Nga
16 tháng 3 2016 lúc 21:42

ngày xưa người ta như thế để muốn nhắn nhủ chúng ta là phải biết yêu thương lẫn nhau!

nhưng bây giừo người ta ko nói như thế mà người ta nói như thế này:

 Bầu ơi thương lấy bí cùng

Mai sau có lúc nấu chung một nồi

Trần Thị Cẩm ly
17 tháng 3 2016 lúc 11:28

Nguwoif ta muốn nhắn nhủ chúng ta sông ở đời luôn phải bt yêu thương quan tâm tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau

Dù khác nhau về màu da dân tộc phong tục tập quán nhưng tất cả ddeeeuf chúng một mái nhà vì thế phải bt yêu thương quan tâm giú đỡ nhau

 


Các câu hỏi tương tự
Đỗ Lương Thế Anh
Xem chi tiết
Bạch Mai
Xem chi tiết
Rin_ Chan
Xem chi tiết
Bare Meaning
Xem chi tiết
Kurumi Tokisaki
Xem chi tiết
Ngọc Bích
Xem chi tiết
Trần Ngọc Quyên Vân
Xem chi tiết
Lu Lu
Xem chi tiết
Trần Thị Ngọc Châu
Xem chi tiết