Người ta thả một miếng đồng có khối lượng bằng 0,6 kg vào 200g nước, miếng đồng nguội đi từ 1000C xuống 300C. Hỏi:
a)Nước nhận một nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
b)Nước nóng thêm bao nhiêu độ?
Bỏ qua sự trao đổi nhiệt từ môi trường xung quanh. Cho nhiệt dung riêng của đồng và nước lần lượt là 380J/kg.K và 1200J/kg.K
\(m_1=0,6\left(kg\right)\\ m_2=200\left(g\right)=0,2\left(kg\right)\\ t_1=100^0C\\ t=30^0C\\ c_1=380\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ c_2=4200\left(\dfrac{J}{kg.K}\right)\\ Q_2=?\\ \Delta t_2=?\)
a) theo phương trình cân bằng nhiệt ta có:
\(Q_2=Q_1=m_1\cdot c_1\cdot\Delta t_1\\ =m_1\cdot c_1\cdot\left(t_1-t\right)\\ =0,6\cdot380\left(100-30\right)=15960\left(J\right)\)
Vậy nước nhận được nhiệt lượng là 15960(J)
b) ta có:
\(Q_2=m_2\cdot c_2\cdot\Delta t_2\Rightarrow\Delta t_2=\dfrac{Q_2}{m_2\cdot c_2}=\dfrac{15960}{0,2\cdot4200}\\ =19^0C\)
Vật nước nóng lên 19 độ C
(nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K nhé, nếu là nước đá thì cũng là 1800, mình nghĩ chỗ đó bạn sai đề)
Nhiệt dung riêng của nước là 4200J/kg.K nha bạn
Tóm tắt:
m1=0,6kg
c1=380J/kg.K
t1=1000C
t=300C
m2=200g=0,2kg
c2=4200J/kg.K
Q2=?
\(\Delta\)t=?
Bài giải:
a) - Nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
Áp dụng công thức: Q1=m1.c1.(t1-t)=0,6.380.(100-30)=15960(J)
- Nhiệt lượng nước thu vào bằng nhiệt lượng miếng đồng tỏa ra:
Q2=Q1=15960(J)
b) Độ tăng nhiệt độ của nước là:
Áp dụng công thức: Q2=m2.c2.\(\Delta\)t
=>\(\Delta\)t = \(\dfrac{Q_2}{m_2.c_2}\)=\(\dfrac{15960}{0,2.4200}\)=19(0C)
Đáp số: a) Q2=15960(J)
b) \(\Delta\)t=190C