Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918

Nguyễn Trần Thành Đạt

Người ta nói Tự Đức là một vị vua nhu nhược, có phải như vậy hay không, giải thích điều đó?

@Sen Phùng

giúp em với cô ơi.

Lương Lê Thủy Tiên
16 tháng 2 2017 lúc 14:02

Nhà vua thiếu tính quyết đoán, phải dựa vào triều thần bàn việc, mà triều thần tuy có người thanh liêm và có thực quyền như Trương Đăng Quế song lại bảo thủ. Trên thế giới, khoa học và công nghiệp đã phát triển mạnh mẽ, cạnh tranh buôn bán ngày càng gay gắt, thế mà đình thần quanh vua chỉ chăm lo việc văn chương, khéo nghề nghiên bút, bàn đến quốc sự thì lấy Nghiêu Thuấn, Hạ, Thương Chu xa xưa làm gương, tự vỗ ngực là văn minh, chê thiên hạ là ngoại dị. Vì thế, Tự Đức cấm buôn bán ngày càng gay gắt hơn. Đến khi Gia Định đã rơi vào tay Pháp, nhà vua hỏi đến việc Phú quốc cường binh thì triều thần không đưa ra được kế sách gì. Cũng có những người đã đi ra ngoài du học hoặc được tiếp xúc, có cách nhìn mới, muốn thay đổi, cải cách như Phan Thanh Giản, Phạm Phú Thứ (1864), Nguyễn Trường Tộ (1866), Đinh Văn Điền (1868), Nguyễn Hiệp (1867), Lê Đĩnh (1881)... dâng điều trần xin nhà vua cải cách mọi mặt: chính trị, kinh tế, quân sự... theo gương Nhật Bản, Thái Lan, Hương Cảng và các nước phương Tây. Đình thần hoặc cho là nói càn, bàn nhảm hoặc cho là không hợp thời thế hoặc còn để hỏi xem các tỉnh và làm từ từ...

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 2 2017 lúc 16:11

@Sen Phùng

làm như thế nào đây cô?

Bình luận (0)
Nguyễn Trần Thành Đạt
16 tháng 2 2017 lúc 16:33

@Sen Phùng cô ơi

trả lời cho em câu này với, cầu cứu cô.

Em chưa thấy câu trả lời nào Ok nữa.

Bình luận (0)
Trần Thị Ngọc Trâm
19 tháng 2 2017 lúc 19:46
vua Tự Ðức thiếu tính quyết đoán nên đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội . Ðiển hình năm 1859 , quân Pháp sau hai lần tấn công Ðà-Nẵng không đem lại kết quả như ý , lại bị bệnh thời khí chết hại rất nhiều , tướng Rigault de Genouilly đã đưa thư xin giảng hoà với ta và đòi hỏi các điều kiện như tự do truyền đạo , tự do thương mãi và nhường cho Pháp một chỗ đóng quân để bảo đảm hoà ước . Tự Ðức mật dụ hỏi các quan , kẻ thì bàn chiến , người thì bàn hoà không có quyết định dứt khoát . Xét về cục diện lúc này , địch gặp nhiều khó khăn , nếu trên dưới một lòng quyết chiến thì có thể đánh bật quân xâm lăng ra khỏi đất nước . Kíp đến khi đồn Kỳ-Hòa thất thủ , Nguyễn Tri Phương bị thương , tình hình đang hồi nghiêng ngữa , nói chuyện hoà lúc này lại càng làm giải đãi lòng quân và đương nhiên phải gánh chịu một hoà ước bất bình đẳng . Nhưng Tự Ðức đã tỏ ra bối rối thiếu cương quyết , lần lượt sử dụng các nhân vật chủ hoà như Nguyễn Bá Nghi , Phan Thanh Giản , Lâm Duy Hiệp ; khiến cho sáu tỉnh Nam-Kỳ bị mất .Việc này dẫn đến một tiền lệ xấu là mỗi lần nghị hoà mỗi lần thiệt thòi về quyền lơi , và tinh thần quân sĩ sa sút đến độ không đánh mà tan . Thiết nghĩ Tự Ðức là người đã từng nghiên cứu nhiều về quốc sử há lại không biết rằng các bậc anh hùng nước ta thành công trong việc chống xâm lăng đều dựa vào cái thế nhân dân . Xét về cục chiến tranh chống Pháp , Tự Ðức chưa hề sử dụng lực lượng bất tận quí giá đó , lại quá vội vàng chấp nhận những điều kiện trái với nguyện vọng cuả dân , khiến cho đồng bào trong nước đều phẫn nộ.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Phương Hoa
Xem chi tiết
Việt Nhân
Xem chi tiết
Tuyết Lê
Xem chi tiết
Hoàng Hải Linh Đinh
Xem chi tiết
Phạm Ngọc Huyền Thương
Xem chi tiết
Bùi Thị Hiền
Xem chi tiết
WasTaken DRACO
Xem chi tiết
THẮNG TRỊNH
Xem chi tiết
Thư Đặng
Xem chi tiết