Bài 6. Lực ma sát

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thùy Yến Linh

Người ta dùng một mặt phẳng nghiêng để kéo một vật có khối lượng 120kg lên cao 3m với lực kéo 750N

a) Bỏ qua ma sát, tính trọng lượng vật, chiều dài của mặt phẳng nghiêng

b) Thực tế lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là 80N. Tính hiệu suất của mặt phẳng nghiêng

Phạm Thanh Tường
1 tháng 5 2017 lúc 21:30

tóm tắt:

\(m=120kg\\ h=3m\\ F_k=750N\\ \overline{a.P=?}\\ s=?\\ b.F_{ms}=80N\\ H=?\)

Giải:

a. Trọng lượng của vật là:

\(P=10.m=10.120=1200N\)

Công để đưa vật lên độ cao đó (bằng cách nâng vật) là:

\(A=P.h=1200.3=3600\left(J\right)\)

Vì không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công nên khi dùng mặt phẳng nghiêng công thực hiện vẫn đúng bằng công nâng vật và bằng 3600J.

Chiều dài của mặt phẳng nghiêng là:

\(A=F.s\Rightarrow s=\dfrac{A}{F}=\dfrac{3600}{750}=4,8m\)

b. Công do ma sát sinh ra là :

\(A_{ms}=F_{ms}.s=80.4,8=384\left(J\right)\)

Công toàn phần là:

\(A_{tp}=A+A_{ms}=3600+384=3984\left(J\right)\)

Hiệu suất của mặt phẳng nghiêng là:

\(H=\dfrac{A}{A_{tp}}.100\%=\dfrac{3600}{3984}.100\%\simeq90,36\%\)

Vậy: a.P=1200N; s=4,8m

b.H\(\simeq90,36\%\)

Ngọc Mai
1 tháng 5 2017 lúc 21:02

a)Trọng lượng của vật là:

P = 10.m = 10.120 = 1200 (N) (m là khối lượng của vật)

Ta có: \(A_{\overrightarrow{P}}=A_{\overrightarrow{F}}\)(bỏ qua ma sát)

=> P.h = F.l(h là chiều cao, l là độ dài của mặt phẳng nghiêng)

=> 1200.3 = 750.l

=> l = 4,8 (m)

Vậy....

b)

Ta có: \(H=\dfrac{A_i}{A_{tp}}=\dfrac{P.h}{F.l+F_{ms}.l}=\dfrac{1200.3}{750.4,8+80.4,8}\approx90,3614\%\)

Vậy...

Chúc bạn học tốt!