Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
đỗ thị kiều trinh

Người dân thuộc địa đã thực địa đã thực hiện chế độ lính tình nguyện ra sao

Hà Yến Nhi
16 tháng 3 2018 lúc 16:06

Mik chỉ nêu ở đây những ý chính thôi đó

Trong khi chính quyền thực dân rêu rao về việc tự nguyện đầu quân của người dân thuộc địa thì sự thật về " chế độ lính tình nguyện" đã được tác giả miêu tả một cách sống động:

+ Nhà cầm quyền phải lùng ráp, săn bắt, cưỡng bức thứ vật liệu biết nói đi lính

+ Các quan được sử dụng bất cứ mọi thủ đoạn, miễn là phải bắt đủ người...

+ Các quan tranh thủ chuyện bắt lính để xoay xở kiếm tiền: hoặc đi lính hoặc xì ra tiền

+ Người bị bắt đi lính tìm mọi cách để trốn thoát, tự làm cho mình bị nhiễm bệnh như bệnh toét mắt chảy mủ ... để trốn lính

Ham Học Hỏi
20 tháng 3 2018 lúc 23:05
Các thủ đoạn và mánh khoé bắt lính của bọn thực dân: - Lùng ráp, vây bắt, cưỡng bức người ta phải đi lính. - Lợi dụng chuyện bắt lính mà doạ nạt, đe nẹt những nhà giàu để kiếm tiền. - Sẵn sàng trói, xích, nhốt người ta như súc vật hoặc đàn áp ngay nếu có ai chống đối.
Huong San
5 tháng 6 2018 lúc 9:50

“Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ...”. Điều này có vô số cái lợi: những người nghèo khổ thì làm gì có tiền mà chạy chọt, vậy là dĩ nhiên phải chấp nhận con đường duy nhất: đi lính tình nguyện. Mà những người nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ thì có vô vàn. Các quan lại địa phương không lo gì chuyện không đủ quân số để có dịp tâng công với quan thầy, bởi thế nên ai cũng trở nên mẫn cán.

Song Eun Hwa
16 tháng 3 2018 lúc 22:03

đây là ý kiến của mk do cô giáo dạy :

Người dân trốn tránh , xì tiền . tu gây bệnh

Biểu tình ., bạo động nổ ra phản đối

Phạm Hoài Thu
24 tháng 3 2018 lúc 11:53

Đây cũng là thủ pháp mà tác giả đã sử dụng nhiều lần trong nhiều tác phẩm khác nhau, về ý nghĩa, nó tạo ra cảm giác về sự khách quan: không phải tôi cố ý tìm hiểu để lên án các quan cai trị nhà ta. Đây là tin tức hoàn toàn tình cờ, do một người bạn đưa đến, nó chính xác hay không thì tuỳ các vị hãy tự tìm hiểu lấy... Những người Pháp vốn ưa sự hài hước, đọc đến đoạn này thì hẳn phải bật cười: cái anh nhà báo này láu lỉnh thật. Thử đọc xem anh ta viết như thế nào... Và như thế, tác phẩm đã được bạn đọc tiếp nhận một cách thoải mái.

Đằng sau cái giọng điệu hài hước, vui vui ấy là một vấn đề cũng khá hấp dẫn: chế độ lính tình nguyện, hệ quả của chương trình lùng bắt “những vật liệu biết nói”. Đây là những từ ngữ của các quan cai trị ám chỉ những người dân bản xứ bị buộc phải đi làm lính đánh thuê và chương trình lùng bắt họ cho kì được.

Thật mỉa mai khi đặt hai cụm từ đó gần nhau. “Chế độ lính tình nguyện”, cái tên đẹp đẽ, đầy vẻ cống hiến đó là cách nói mà chính quyền thực dân dùng để loè dư luận tiến bộ. Nhưng khi nói với nhau, chúng không ngần ngại gọi những người bản xứ ấy là “những vật liệu biết nói”, tức là họ không hề được coi là những con người, chỉ là những vật liệu đặc biệt phục vụ cho chiến tranh mà thôi. Bằng chứng là loại vật liệu này “đã không đưa lại kết quả tương xứng với chi phí rất lớn về chuyên chở và bảo quản”. Đọc lên đủ thấy các quan cai trị “phụ mẫu chi dân” coi trọng những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của mình đến mức nào.

Đó là ở “mẫu quốc”, còn ở các xứ thuộc địa, những người trai tráng đã “tình nguyện” đóng thuế máu như thế nào?

Tác giả đã không ngần ngại vạch ra sự thật: không có một cuộc vận động tuyên truyền nào về cái gọi là “tình nguyện” cả. Các viên công sứ chỉ cần ra lệnh cho quan lại dưới quyền, hạn ngày nộp, hạn số lượng, không cần biết cấp dưới sẽ huy động bằng cách nào, cũng không cần biết điều gì sẽ xảy ra với những người dân nghèo sau cuộc “tình nguyện” này. Các quan chẳng lo gì không đủ số, bởi đây là cơ hội tuyệt diệu để các quan lại địa phương kiếm chác trên xương máu chính đồng bào của mình.

“Thoạt tiên, chúng tóm những người khoẻ mạnh, nghèo khổ...”. Điều này có vô số cái lợi: những người nghèo khổ thì làm gì có tiền mà chạy chọt, vậy là dĩ nhiên phải chấp nhận con đường duy nhất: đi lính tình nguyện. Mà những người nghèo khổ trong xã hội lúc bấy giờ thì có vô vàn. Các quan lại địa phương không lo gì chuyện không đủ quân số để có dịp tâng công với quan thầy, bởi thế nên ai cũng trở nên mẫn cán.

Lo xong về số quân, bắt đầu đến việc kiếm chác. Chúng nhắm những nhà có của, bắt họ chọn một trong hai con đường: hoặc là đi làm lính tình ngjyện, hoặc là xì tiền ra. Chẳng ai muốn con em mình đi làm bia đỡ đạn, vậy nên trừ những người nghèo khổ không thể đút lót, số còn lại cũng đành đưa tiền cho chúng để thoát nạn.

Vậy là “chế độ lính tình nguyện” không chỉ đỡ cho mẫu quốc bao nhiêu xương máu mà còn giúp cho quan lại địa phương có được một dịp làm giàu. Người chịu thiệt duy nhất chỉ là những đám dân đen. Họ không những phải chịu SƯU cao thuế nặng mà còn bị hai tầng áp bức, bóc lột. Tác giả không bình luận thêm một câu nào nhưng trước hiện thực ấy, ai cũng có thể thấy những người dân bản xứ cùng cực đến mức nào bởi “chế độ lính tình nguyện” này.

Một điểm đáng lưu ý trong mục này là khi nói về các quan lại địa phương, tác giả chỉ sử dụng một đại từ duy nhất: chúng. Đây là cách tác giả bày tỏ trực tiếp thái độ phẫn nộ của mình. Không thể nói hết sự độc ác, tàn bạo của chế độ thực dân nhưng dù sao những tên quan lại thực dân ấy cũng là những kẻ khác máu tanh lòng. Còn đối với những kẻ vô lương tâm, làm giàu trên chính xương máu của đồng bào mình thì chỉ có thể gọi bằng một đại từ duy nhất để trút lên đầu chúng tất cả sự căm giận, ghê tởm.

Tiếp theo, tác giả lại chĩa mũi tấn công vào đám quan lại thực dân. Ai cũng thừa biết rằng cái gọi là “tình nguyện” ấy chỉ là giả tạo, vậy mà với giọng lưỡi điêu trá, chúng vẫn không ngượng mồm khi tuôn ra những lời phỉnh phờ: “các ban đã tấp nập đầu quân, các bạn đã không ngần ngại...”. Điều này có thể không có nghĩa gì với những người bị buộc phải đi lính nhưng với giọng điệu như vậy, chúng có thể che giấu được sự thật trước nhân dân Pháp, trước công luận tiến bộ toàn bộ thế giới. Một lần nữa, Người lại phải dùng lập luận để đập tan luận điệu bịp bợm này. Chỉ qua một đoạn miêu tả cách đối xử của thực dân Pháp đối với “lính tình nguyện”, Người đã giúp công luận nhận thức được sự thật.


Các câu hỏi tương tự
Đinh Khánh Lương
Xem chi tiết
nhung cam
Xem chi tiết
Vũ Bảo Nhi
Xem chi tiết
Gia nguyen
Xem chi tiết
Lê Trần Uyển Nhi
Xem chi tiết
đỗ thị kiều trinh
Xem chi tiết
8A_09_LÊ TRẦN NHẤT HUY
Xem chi tiết
♊Ngọc Hân♊
Xem chi tiết
Linhh Thyy
Xem chi tiết