Ý đây nói là: Cừu ko thể ăn thịt người mà chính quá trình tích lũy tư bản đã giết chết người dân . Một trong đó là chăn nuôi lấy lông cừu nhiều người thậm chí bị đánh đập đến chết nếu còn đi lang bạt
Cụ thể: Cuối thế kỷ XV nghề dệt len ở nước Anh phát triển rất nhanh và mang lại nhiều lợi nhuận. Nhu cầu lông cừu tăng kéo giá lông cừu tăng theo. Tăng không ngừng. Bọn địa chủ quý tộc tính rằng nuôi cừu cho thu nhập cao gấp nhiều lần so với trồng lúa mì. Vì vậy chúng cướp đất của nông dân để trồng cỏ, đất ruộng cùng với nhà cửa biến thành bãi chăn nuôi. Nông dân mất đất, mất nhà thất cơ lỡ vận, lưu lạc tha phương cầu thực. Quốc vương nước Anh ban hành sắc lệnh cấm người lang bạt, buộc phải trở về quê cũ bán sức lao động với giá rẻ mạt trong các bãi chăn thả cừu. Ai còn lang bạt bị nhà nước bắt được lần thứ nhất bị đánh bằng roi, lần thứ hai xẻo tai, lần thứ ba xử tử.
=> Tàn nhẫn đẫm máu
Hiện tượng “Rào đất cướp ruộng” và hiện tượng “Cừu ăn thịt người”. Đó là hiện tượng các quý tô cổ phong kiến cướp đoạt ruộng đất từ tay người nông dân, sau đó cải tạo thành các đồng cỏ để chăn nuôi cừu lấy lông vốn đang rất có giá trị trên thị trường. Nhằm đáp ứng nhu cầu “khát” len dạ của thị trường lúc bấy giờ.
Nông dân không có tư liệu để lao động, kiếm sống, họ bị đuổi ra khỏi ra khỏi mảnh đất của mình, cuộc sống vô cùng khó khăn. Buộc họ phải đứng trước ngã rẽ một là tiếp tục ở lại làm tá điền, hai là ra thành thị kiếm sống. Chính vì vậy mà nhà văn Thomaa More đã gọi đây là hiện tượng “cừu ăn thịt người”