Bài viết số 3 - Văn lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thị Kim Yến

Nghị luận về trò chơi điện tử

Bình Trần Thị
14 tháng 5 2017 lúc 12:08

Mạng lưới công nghệ thông tin phủ sóng sắp toàn cầu tạo nên nhiều cơ hội phát triển cho mỗi quốc gia. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện không ít thách thức cho thế hệ trẻ. Công nghệ thông tin phát triển, kéo theo các trò chơi điện tử ngày càng tràn lan. Đây cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hiện nay.

Trò chơi điện tử thực ra chỉ là những trò chơi mang tính chất giải trí, thư giãn, giảm stress sau mỗi ngày học tập và làm việc vất vả. Đó là thú vui tiêu khiển được thiết lập trên mạng xã hội, chỉ cần có tài khoản đăng nhập là có thể chơi bất cứ trò gì mà mình muốn.

Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ đã biến trò chơi điện tử mang tính chất giải trí thành “kẻ gây nghiện” và ngốn rất nhiều thời gian, tiền bạc của chính bản thân mình. Khi trò chơi điện tử đã không giữ được tính chất ban đầu thì chắc chắn rằng nó để lại nhiều hậu quả tai hại.

Trò chơi điện tử trong những năm qua đối với giới trẻ đã trở thành thú vui tiêu khiến có sức hút lớn. Trò chơi điện tử có trên điện thoại, máy tính, ipad…và hấp dẫn đối với nhiều bạn học sinh, sinh viên. Nếu những trò chơi này được sử dụng với mục đích lành mạnh thì nó sẽ giúp cho đầu óc được minh mẫn và giải tỏa được căng thẳng. Tuy nhiên nếu không sử dụng đúng mục đích thì sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nghiện và khó có thể bỏ được.

Hiện nay trò chơi điện tử đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu của rất nhiều bạn học sinh sau mỗi giờ tan tầm. Các quan net mọc lên như nấm trên mỗi con phố, san sát nhau khiến cho nhiều bạn học sinh không thể cưỡng lại được.

Một khi đã sa vào trò chơi điệnu tử mà không biết kiềm chế thì sẽ phải chịu nhiều hậu quả không đáng có. Hầu hết đó là những bạn đã nghiện và không tìm được cách thoát ra. Trò chơi online sẽ lấy đi không ít thời gian, tiền bạc và cả sức khỏe của bạn. Việc học tập bị lơ đãng, thầy cô giáo phạt cảnh cáo rất nhiều lần, tiền bạc đổ vào trò chơi điện tử quá nhiều và sức khỏe suy giảm do cày game cả ngày và đêm. Đây là tình trạng vẫn thường thấy ở nhiều bạn học sinh, sinh viên.

Hậu quả mà các bạn tự nhận lấy sẽ khiến cho những người xung quanh đau lòng. Bạn Nguyễn Văn An đang là sinh viên năm cuối trường đại học Y, nhưng vì mải mê chơi game, bỏ vê việc học, đồ án tốt nghiệp dở dang. Hậu quả mà bạn ấy nhận được chính là việc bảo lưu kết quả học 1 năm. Vậy là ước mơ của bạn lại bị dang dở giữa chừng chỉ vì trò chơi điện tử tai hại.

Tuy nhiên chúng ta vẫn nhận thấy trò chơi điện tử luôn có hai mặt của nó. Chúng ta không chỉ nhìn vào những bạn sa vào và không bước chân ra khỏi nó, đánh mất bản thân mình mà nói nó hoàn toàn xấu. Trò chơi điện tử vẫn có những tác dụng nhất định như làm cho tinh thần thoải mái, thư giãn hơn…

Để trò chơi điện tử đúng như tên gọi của nó, giữ gìn được nét trong sáng nhất thì ý thức của những người chơi phải trong sáng, chơi có chừng mực, chơi biết điểm dừng thì bạn sẽ biến nó trở thành người bạn tuyệt vời giải trí hằng ngày.

Như vậy để trò chơi điện tử lành mạnh hơn trong cuộc sống thì mỗi người cần có nhận thức đúng đắn hơn, để biến nó thành một trong những công cụ giải tỏa mọi ưu phiền do áp lực gây ra.

Linh Phương
14 tháng 5 2017 lúc 13:48

Gợi ý:

- TRò chơi điện tử ảnh hưởng tới tinh thần vật chất. Xét về mặt vật chất, học sinh la cà chủ yếu vào quán net hay nói cách khác lấy trộm tiền ba mẹ hay không ăn sáng lấy tiền đó vào quán ngồi.... Xét về mặt tinh thần thì học sinh có hành động bạo lực giống game hay sắc thái khác nhau mang tính bạo lực....

- Các game mang tính chất giải trí sau những ngày học căng thẳng nhưng giới trẻ bây giờ đã biết nó có thể nói là môn chính. Các bạn luôn nạp tiền vào game không chút do dự vì cho rằng game có thể kiếm được tiền nhiều hơn so với những gì mình đã nạp vào game....

- Rồi nhận ra hậu quả thì lúc ấy lại hối hận, đôi khi chỉ là thua trận trên game có thể gây ra đánh nhau ở ngoài thực tế và gây ra trấn thương.....

==> Kết luận cuối

TRINH MINH ANH
18 tháng 10 2017 lúc 21:41
Mở bài :

Trong xã hội ngày nay, trò chơi điện tử đã trở thành một môn giải trí của hầu hết các em học sinh. Từ ý tưởng ban đầu là một trò giải trí đến nay nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu. Nhiều người lớn không thể hiểu được tại sao các em lại mê những trò chơi điện tử đến thế, nhưng vấn đề phụ huynh quan tâm là sự ảnh hưởng của môn giải trí này đến sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của con em.

Thân bài :

Lợi ích của trò chơi điện tử.

Phát Triển Tính Hợp Tác. Đa số các trò chơi điện tử ngày nay đều được nối mạng với nhau. Các em chơi chung với nhau, dù không ngồi chung một địa điểm. Khi chơi chung như vậy, các em sẽ phát triển tính hợp tác, tính làm việc theo tinh thần đồng đội. Cách làm việc không ngồi cùng một chỗ với nhau như vậy, là một kỹ năng hữu dụng cho thế kỷ 21. Học Cách Xử Lý Công Việc. Rõ ràng là trẻ em học được cách làm một số công việc, ví dụ như làm thế nào để vượt qua chướng ngại, dù đó chỉ là trò chơi. Một trò chơi luôn thể hiện về một đề tài nào đó, ví dụ như một cuộc chạy đua cần phải thắng, một lâu đài nhiều mê cung đang giam giữ nàng công chúa cần được giải thoát … Các em sẽ học được tại sao phải làm như vậy để đạt được kết quả và điều quan trọng nữa là liệu có nên làm hay không nên làm một hành động nào đó, ví dụ như trong khi chơi, các em có cơ hội dùng gậy đập vào đầu một người nào đó thì có nên làm hay không. Sáng Tạo và Óc Tưởng Tượng. Hầu như trò chơi nào cũng vậy, các em phải hóa thân làm nhân vật chính trong trò chơi, phải hành động, phải có dáng vẻ như thế nào. Nói cách khác, đó là vấn đề sáng tạo và tưởng tượng. Thành thật mà nói, trong hầu hết các trường hợp, óc tưởng tượng thực sự là do người thiết kế trò chơi đặt ra; nhưng ở đây, chưa chắc người thiết kế lại có nhiều tưởng tượng và có cơ hội học hỏi nhiều hơn những người tham gia trò chơi. Thỏa Mãn Những Nhu Cầu Tâm Lý Cơ Bản. Đa số các em thừa nhận rằng không thể bỏ trò chơi điện tử vì chúng tạo cho các em nhiều cơ hội gặt hái thành công, cảm giác tự do và thậm chí là cả mối liên hệ với những người chơi khác. Những lợi ích đó lớn hơn nhiều cảm giác thích thú được chơi. Các em cảm thấy thỏa mãn nhất khi trò chơi có những thử thách và trải nghiệm tích cực giống như trong cuộc sống thực. Rèn Luyện Thể Lực. Trong các trò chơi mang những cái tên như Dance hoặc Dance Revolution, các em phải có những bước nhảy theo nhịp, và nhảy trên một tấm trải có ghi những vị trí rõ ràng. Người chơi phải bước đúng nhịp và đúng vị trí trong tấm trải. Muốn thắng trò chơi này các em cũng phải tập luyện đổ mồ hôi đấy. Cũng có những trò chơi mà các em phải vận động cánh tay, cơ bắp hai bên ngực. Điều Trị. Một số games có tác dụng điều trị hiệu quả đối với một số bệnh sợ hãi do tâm lý. Ví dụ như hình ảnh mấy con nhện trong trò chơi bắn súng Half-Life để điều trị chứng sợ nhện và thay đổi phông cảnh của trò chơi Unreal Tournament để chữa trị chứng sợ độ cao hoặc sợ không gian kín.

Tác hại của trò chơi điện tử.

Nhiều phụ huynh đã mua máy vi tính, các thiết bị hỗ trợ để các em có thể chơi games tại nhà, giảm thời gian la cà, rong chơi ngoài đường. Nhưng do lơ là kiểm soát, các em có thể sẽ “ghiện” chơi games hơn là dành thời gian học và làm bài tập. Ngoài việc ảnh hưởng đến học tập, trò chơi điện tử còn có những tác hại đến sức khỏe của các em như sau :

Những tổn thương do sử dụng đôi tay quá mức. Những tổn thương này phát sinh khi trẻ lặp đi lặp lại động tác ấn ngón tay vào bàn phím (keyboard) hoặc nút điều khiển. Tổn thương như thế nào sẽ tùy thuộc vào từng trò chơi, ví dụ như trò chơi đòi hỏi người chơi phải lien tục ấn ngón cái vào nút điều khiển sẽ gây nguy cơ duỗi gân ngón cái. Béo phì. Có một mối liên hệ mật thiết giữa chơi games và chứng béo phì. Càng bỏ nhiều thời gian ngồi trên máy, nguy cơ béo phì càng tăng cao. Dĩ nhiên, trường hợp này chỉ xảy đến với các em khi các em chỉ lựa chọn những trò chơi thụ động. Ảnh hưởng đến mắt. Chơi trò chơi điện tử quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Khi mỏi mắt trẻ sẽ có cảm giác nhìn mờ và nhức đầu. Các vấn đề về xương, khớp. Chơi trò chơi điện tử một thời gian dài sẽ nảy sinh một số vấn đề về xương, khớp gây đau vai, đau cổ và đau đầu.

Như vậy, bên cạnh những mặt tích cực, trò chơi điện tử cũng có những tác hại nếu các em quá lạm dụng. Phụ huynh nên nhắc nhở để các em có khoảng thời gian chơi games hợp lý, điều độ, thường không quá 02 giờ mỗi ngày. Không nên ngồi miệt mài, liên tục trên máy mà nên có những khoảng nghỉ ngơi. Bạn nên khuyến khích trẻ chơi xen kẽ các trò chơi khác nhau, vì mỗi trò chơi sẽ có những phương tiện điều khiển khác nhau như con chuột (mouse), bàn phím, cần điều khiển … như vậy trạng thái vận động của đôi tay sẽ được thay đổi.

Kết bài :

Sự điều độ sẽ là chìa khóa để giảm thiểu các vấn đề sức khỏe cho các em và việc hướng dẫn các em lựa chọn trò chơi phù hợp với lứa tuổi và tính cách sẽ biến những giờ chơi thành khoảng thời gian lý thú.

~Chúc bạn học tốt~

Ngu Văn Người
19 tháng 3 2018 lúc 21:19

Trò chơi điện tử (game) vốn là một trò giải trí lành mạnh song hiện tượng đam mê trò chơi này mà sao nhãng học hành và gây nhiều hậu quả tại hại đã trở thành một vấn đề bức xúc ở lứa tuổi học sinh .

Có thể thấy ở khắp các phố phường và các nẻo đường thôn ngõ xóm những quán Intenet. Học sinh đến đó không phải để truy cập thông tin phục vụ cho việc học mà để chơi điện tử . Nhiều bạn ngồi hàng giờ , hàng ngày trước màn hình vi tính, mê mẩn với những trò chơi trên máy ,quên thời gian thậm chí bỏ học để chơi ,trong đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến các trò chơi và ham muốn chinh phục khám phá nó khiến gương mặt ngơ ngẩn như mất hồn…

Nghị luận xã hội về chứng nghiện game ở giới trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đó .Do bố mẹ không quan tâm , do buồn , do bạn bè rủ rê , do không tự chủ được bản thân …Song dù lý do nào đi nữa , ham mê trò chơi điện tử cũng là một điều tai hại . Trước hết ngồi quá gần màn hình vi tính trong một thời gian dài có thể làm cho mắt bị cận thị , người mệt mỏi, sức khoẻ bị tổn hại . Không chỉ có thế , ham mê trò chơi điện tử còn dẫn đến sao nhãng nhiệm vụ chính của người học sinh là học tập . Mải chơi , bỏ tiết, trốn học, không hiểu bài , không làm bài tập , học tập sút kém dẫn đến chán học . Như vậy vô tình sự ham chơi nhất thời có thể tự huỷ hoại tương lai của chính bản thân mình .Trò chơi điện tử còn khiến tâm hồn bị đầu độc bởi bạo lực , chém giết , bắn phá , cuốn con người vào một thế giới ảo đầy những mưu mô , thủ đoạn . Hơn nữa ham chơi điện tử còn tiêu tốn tiền bạc một cách vô ích , có khi còn làm thay đổi nhân cách con người . Để có tiền chơi điện tử nhiều thói hư tật xấu bắt đầu nảy sinh như dối trá , thủ đoạn , trộm cắp tiền bạc, tài sản của gia đình , bạn bè …Và không ai có thể lường trước được những hậu quả tai hại khác nếu niềm đam mê kia vẫn còn tiếp diễn .

Trò chơi điện tử tai hại như vậy , làm thế nào để ngăn chặn nó ?Đây thực sự là một việc khó song không phải là không làm được.Quan trọng nhất là bản thân phải xác định nhiệm vụ chính của mình là học tập ,rèn luyện ,tu dưỡng,không lãng phí thời gian,sức lực, tiền bạc vào những việc vô bổ ,thậm chí là có hại .Chỉ coi trò chơi điện tử như một trò giải trí ,tiếp xúc với nó có chừng mực , biết chế ngự và làm chủ bản thân, không để bản thân bị tác động bởi những trò chơi và sự rủ rê của những người bạn xấu. Bên cạnh đó cũng cần có sự quan tâm thường xuyên và sự quản lý chặt chẽ của gia đình nhằm giúp con em mình tránh xa những đam mê tai hại .Nhà trường và xã hội cũng cần có sự phối hợp giáo dục thế hệ trẻ, tạo ra những hoạt động bổ ích ,những sân chơi vui tươi lành mạnh để mọi học sinh đều được tham gia .Có như vậy vấn nạn học sinh say mê trò chơi điện tử mới được giải quyết triệt để.

Ham chơi điện tử – Ham muốn nhất thời mà tác hại không lường hết được.Bởi vậy vì tương lai của chính mình,chúng ta đừng để bản thân vướng vào đam mê chết người đó.

Ngu Văn Người
19 tháng 3 2018 lúc 21:19

coos lên


Các câu hỏi tương tự
lê tuyết uyên nhi
Xem chi tiết
ANH DINH
Xem chi tiết
ANH DINH
Xem chi tiết
ANH DINH
Xem chi tiết
lê tuyết uyên nhi
Xem chi tiết
hoàng hải anh
Xem chi tiết
Ng Phan Thanh Hằng
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thu Nguyệt
Xem chi tiết
Linh Leo
Xem chi tiết