- Những nét độc đáo trong nghệ thuật miêu tả cảnh :
+ Tác giả đã chọn những địa điểm nổi bật nhất trong di tích lịch sử Hồ Gươm : cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn, Đài Nghiêng, Tháp Bút. Vì thế, chỉ cần nêu tên là người đọc đã có thể hình dung được toàn cảnh Kiếm Hồ. Bài thơ tập trung vào gợi tả, đặc tả chưa không tập trung vào miêu tả.
+ Không gian Hồ Gươm là sự kết hợp giữa không gian thiên tạo và không gian nhân tạo, kết hợp giữa yếu tố địa lý và yếu tố lịch sử, văn hóa. Cảnh trí đa dạng nhưng hài hòa.
- Thực ra, việc mở đầu bằng hai chữ rủ nhau không chỉ xuất hiện riêng trong bài ca dao này mà đã từng xuất hiện trong nhiều bài ca dao khác (Rủ nhau xuốn biển mò cua - Đem về nấu quả mơ chua trên rừng..., Rủ nhau đi cấy đi cày - Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu...). Người ta thường dùng hai chữ này khi :
+ Người rủ và người được rủ có mối quan hệ gần gũi, thân thiết.
+ Chỉ sự đồng thuận, nhất trí vì cả hai cùng quan tâm và đều muốn làm việc gì đó.
- Trong bài ca dao này, mọi người rủ nhau đi xem cảnh Kiếm Hồ vì đây là một danh thắng, đồng thời cũng là mộ di tích lịch sử nổi tiếng. Bản thân hai chữ rủ nhau cũng cho thấy tâm trạng háo hức của người đi xem.
- Dòng thơ 12 tiếng thay vì 6 tiếng và 8 tiếng (lục, bát) mà chúng ta vẫn thường gặp ở các bài ca dao khác.
- Sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật: đối xứng, điệp ngữ, đạo từ: Đứng bên ni đồng – Đứng bên tê đồng - > Điệp từ và đối Mênh mông bát ngát – Bát ngát mênh mông - > Đảo điệp
- Ý nghĩa tác dụng:
+ Làm tăng thêm sự rộng lớn mênh mông của cánh đồng.
+ Thể hiện sự sống căng nồng, tốt tươi của cánh đồng đang thì con gái.