Văn bản ngữ văn 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sương Đặng

Nêu vai trò của thơ thất ngôn bát cú?

So sánh thơ thất ngôn bát cú với thơ thất ngôn tứ tuyệt (ở TQ)

So sánh thơ thất ngôn bát cú với thơ song thất lục bát(ở VN)

nhanh nha, đang cần gấp

huyền thoại đêm trăng
25 tháng 12 2017 lúc 19:49

2

-Thể thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi,xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường (thế kỉ thứ VII) mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ những năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.

Thông thường, thơ thất ngôn bát cú có thể làm theo 2 cách thông dụng:

Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

-Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức là chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, là phân nửa của thất ngôn bát cú. Được ra đời vào thời kỳ nhà Đường, có nguồn gốc từ Trung Quốc

Thất ngôn tứ tuyệt theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về luật, niêm và vần (theo bằng trắc) và có bố cục rõ ràng. Thất ngôn tứ tuyệt theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc. Luật:" Nhất tam ngũ bất luận. Nhị tứ lục phân minh" Nghĩa: Câu 1, 3, 5, không bàn luận, còn câu 2, 4, 6 bàn luận đến Vần: các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối Bốn câu trong bài theo thứ tự là các câu: khai, thừa, chuyển, hợp.
huyền thoại đêm trăng
25 tháng 12 2017 lúc 19:55

3

-Thể thơ thất ngôn bát cú là loại cổ thi,xuất hiện sớm ở Trung Quốc. Đến đời nhà Đường (thế kỉ thứ VII) mới được các nhà thơ đặt quy định cụ thể, rõ ràng. Một thời gian dài trong chế độ phong kiến, thể thơ này đã được các đời vua Trung Quốc và Việt Nam dùng cho việc thi cử tuyển chọn nhân tài. Thể thơ này đã được phổ biến ở Việt Nam vào thời Bắc thuộc và chủ yếu được những cây bút quý tộc sử dụng.

Thể thơ có luật rất chặt chẽ. Tuy nhiên trong quá trình sáng tác nhất là vào phong trào thơ mới tại Việt Nam từ những năm 1925, bằng sự sáng tạo của mình, các tác giả đã làm giảm bớt tính gò bó, nghiêm ngặt của luật bằng - trắc để tâm hồn lãng mạn có thể bay bổng trong từng câu thơ.Thất ngôn bát cú theo Đường luật: Có quy luật nghiêm khắc về Luật, Niêm và Vần và có bố cục rõ ràng.
Thất ngôn bát cú theo Cổ phong: Không theo quy luật rõ ràng, có thể dùng một vần (độc vận) hay nhiều vần (liên vận) nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.

-

Thể thơ song thất lục bát (hai 7+6-8), cũng được gọi là lục bát gián thất (6-8 xen hai 7) hay thể ngâm là một thể văn vần (thơ) đặc thù của Việt Nam. Một số tác phẩm lớn trong văn chương Việt Nam, trong đó có bản dịch Chinh Phụ Ngâm ra quốc âm đã được viết theo thể thơ này.

Thơ song thất lục bát gồm có 2 câu 7 chữ và 1 câu 6 chữ, 1 câu 8 chữ.

Chữ cuối câu bảy trên vần với chữ thứ 5 câu bảy dưới, chữ cuối câu bảy dưới vần với chữ cuối câu lục, tiếng cuối câu lục vần với chữ thứ 6 câu bát. Và chữ cuối câu bát vần với chữ thứ 5 (đôi khi chữ thứ 3) của câu thất tiếp theo.

Vũ Thị Thanh Phương
25 tháng 12 2017 lúc 20:33

- Vai trò của thơ thất ngôn bát cú:

+ có vai trò quan trọng trong nền văn học cổ đại (với nhưng bài thơ cổ) không chỉ cổ đại mà con cả trung đại và hiện đại cũng có. Tuy hiện nay thể thơ này không còn được sử dụng nhiều và rộng rãi(vì có luật liêm, trắc,bằng.....chặt chẽ)nhưng thể thơ vẫn không hề giảm vai trò to lớn của mình trong nền văn học VN.

- So sánh thể thơ thất ngôn bát cú với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt:

+ thất ngôn bát cú: bắt nguồn từ thời Đường của TQ. Thường mỗi bài có 8 câu mỗi câu 7 tiếng (chữ), luật bằng luật trắc luật niêm luật đối chặt chẽ gò bó. Bố cục 4 phần: Đề-Thực-Luận-Kết mỗi phần có một nhiệm vụ riêng khác nhau.

+thất ngôn tứ tuyệt: có từ thời Đường ở TQ. Mỗi bài có 4 câu mỗi câu 7 tiếng, luật bằng luật trắc luật đối luật niêm ở thể thơ này giống thể thơ thất ngôn bát cú. 4câu thơ theo trình tự là: Khai-Thừa-Chuyển-Hợp. Những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết theo chữ Nôm thường gọi là thơ Hàn luật.

- So sánh thể thơ thất ngôn bát cú với thể thơ song thất lục bát:

+ thất ngôn bát cú (như phần trên) Được phân bố rộng ở VN vào thời Bắc thuộc. Mở đầu cho phong trào thơ mới ở VN vào những năm 1925.

+ song thất lục bát: là thể thơ đặc trưng của người Việt được ưa chuộng trong thời kì văn học Trung đại VN. Thể thơ này gồm có 2 câu 7 chữ 1 câu 6 chữ và 1 câu 8 chữ. không bắt buộc luật bằng-trắc trong bài không gây gò bó .

mk chẳng biết đúng ko làm vx hoi


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Thu Phương
Xem chi tiết
Võ Hiếu
Xem chi tiết
Mai Linh
Xem chi tiết
Sương Đặng
Xem chi tiết
tmh.0912
Xem chi tiết
Nguyễn Tường Vy
Xem chi tiết
Trung Luyện Viết
Xem chi tiết
Tiểu Vy Vy
Xem chi tiết
Hải Ninh
Xem chi tiết