Bài 4. Vai trò của các nguyên tố khoáng

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Thị Minh Tâm

Nêu vai trò của nước với đời sống sinh vật

Nguyen Thanh Thao
30 tháng 12 2016 lúc 22:33

Đối với các sinh vật ở cạn, sau nhân tố nhiệt độ, nước (ở cả thể lỏng – dạng nưới và thể khí - độ ẩm trong không khí) là một nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng. Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên bề mặt trái đất luôn luôn gắn liền với môi trường nước. Các sinh vật đầu tiên xuất hiện trong môi trường nước. Quá trình đấu tranh lên sống ở cạn, chúng cũng không tách khỏi môi trường nước; nước cần thiết cho quá trình sinh sản. Sự kết hợp của các giao tử hầu hết được thực hiện trong môi trường nước, nước cần thiết cho quá trình trao đổi chất.

Phan Ngọc Cẩm Tú
5 tháng 1 2017 lúc 9:11

- Vận chuyển chất dinh dưỡng và ôxy nuôi dưỡng mọi bộ phận; là dung môi hòa tan các chất; duy trì nhiệt độ trung bình; tham gia quá trình hấp thu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng để cung cấp cho mọi hoạt động của cơ thể; thải trừ các chất cặn bã qua hệ tiết niệu, tiêu hóa, hô hấp, da; bảo vệ các cơ quan tránh bị tổn thương do chấn thương; là thành phần chính của chất nhờn bảo vệ các khớp xương, tránh viêm sưng, đau nhức trong mọi vận động; làm ẩm không khí giúp sự hô hấp nhịp nhàng; phòng chống sự hình thành các cục máu đông ở động mạch của tim, não, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não và nhồi máu cơ tim; cần thiết cho quá trình sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, các nội tiết tố điều hòa các chức năng sống và các phản ứng sinh hóa của cơ thể. Nếu các bộ phận như: não, máu, tim, gan, phổi,... thiếu nước nhẹ và vừa sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi, buồn ngủ, khóc có ít nước mắt; đi tiểu ít, táo bón; da khô, ngứa, vì các tế bào da thiếu nước bị bong tróc, nổi mụn trứng cá; chảy máu mũi vì niêm mạc khô, mạch máu dễ tổn thương; nhức đầu, chóng mặt, cơ bắp mềm yếu; dễ tái phát viêm tiết niệu vì ít nước tiểu nên không loại trừ được các chất cặn bã và vi khuẩn qua đường tiểu; sỏi thận cũng dễ hình thành hoặc tái sinh do sự cô đặc các chất khoáng; tăng nguy cơ viêm nhiễm miệng, họng, đường hô hấp do không khí qua mũi không được làm ẩm, gây kích thích và làm cho phổi nhạy cảm với khói, bụi, các hóa chất, viêm mũi dị ứng... Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ dẫn đến hạ huyết áp, tim đập nhanh, tiểu tiện ít; miệng khô, rất khát nước; da, niêm mạc khô, không có mồ hôi; mắt khô và sưng đau, cơ thể mất thăng bằng...