Bài 36. Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bùi Thị Thu Hường

Nêu ưu điểm và nhược điểm của phong trào công nhân.

Đặng Phương Nam
10 tháng 5 2016 lúc 21:58

Bạn trích một vài ý ra nhé:

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, bộ mặt của giai cấp công nhân hiện đại có nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những thay đổi to lớn: bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông tin vào sản xuất. Song, dù cho trình độ kỹ thuật có thay đổi như thế nào đi nữa thì xét theo tiêu chí kinh tế - xã hội, giai cấp công nhân vẫn tồn tại như là một giai cấp đặc thù 
Ngay từ khi mới hình thành trong xã hội tư bản chủ nghĩa, bản thân giai cấp công nhân đã không ngừng hoạt động và trưởng thành từng bước về số lượng và chất lượng. 

Về số lượng chẳng những ngày càng tăng lên rất rõ rệt ở tất cả các nước, kể cả trong "kinh tế tri thức" hiện nay, mà còn đa dạng hơn về cơ cấu các loại công nhân với nhiều ngành nghề ngày càng phong phú, phát triển, tinh vi hơn. Theo Tổ chức lao động Quốc tế (ILO) thì: từ năm 1900, toàn thế giới có 80 triệu công nhân; đến năm 1990, thế giới đã có hơn 600 triệu công nhân và đến 1998 đã có 800 triệu công nhân... 

Về chất lượng, bản thân giai cấp công nhân luôn có sự nâng cao về học vấn, về khoa học công nghệ và tay nghề; từ hoạt động kinh tế, đấu tranh kinh tế trước mắt, đã từng bước hoạt động chính trị, đấu tranh chính trị, thông qua các tổ chức nghiệp đoàn, công đoàn, từng bước có ý thức giai cấp, giác ngộ giai cấp và cao nhất là dẫn đến hình thành đảng tiên phong là đảng cộng sản. Khi đó, theo chủ nghĩa Mác-Lênin, giai cấp công nhân đã từ chỗ là "giai cấp tự nó" (tức là chưa có ý thức giác ngộ giai cấp) đến chỗ là 
"giai cấp vì nó" (tức giai cấp tự giác). 

Vì thế, giai cấp công nhân trở thành cơ sở chính trị căn bản nhất của đảng cộng sản. 
Tuy nhiên, do hoàn cảnh hình thành, điều kiện kinh tế - xã hội quy định, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những nhược điểm (như số lượng còn ít, chưa được rèn luyện nhiều trong công nghiệp hiện đại, trình độ văn hoá và tay nghề còn thấp...). Nhưng điều đó không thể là lý do để phủ nhận sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam. Để khắc phục những nhược điểm ấy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá VII của Đảng ta, một Nghị quyết gắn trực tiếp vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá với vấn đề xây dựng phát triển giai cấp công nhân đã chỉ rõ phương hướng xây dựng giai cấp công nhân nước ta trong giai đoạn hiện nay là: "Cùng với quá trình phát triển công nghiệp và công nghệ theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cần xây dựng giai cấp công nhân phát triển về số lượng, giác ngộ về giai cấp, vững vàng về chính trị, tư tưởng, có trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực tiếp thu và sáng tạo công nghệ mới, lao động đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả cao, vươn lên làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình" . 
Đảng Cộng sản Việt Nam đặc biệt chú trọng phương hướng xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: "Đối với giai cấp công nhân, phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức; nâng cao giác ngộ và bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn và nghề nghiệp, xứng đáng là một lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".


Các câu hỏi tương tự
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
UyEn PupSu
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Thông Trung Nguyễn
Xem chi tiết