1. Xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước – chính sách ngoại giao
Tổ chức bộ máy nhà nước: Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam. Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ. Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản. Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã. Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử. Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều. Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ. Đối ngoại: Phục tùng nhà Thanh. Bắt Lào và Chân Lạp thần phục “Đóng cửa” với phương Tây.2. Tình hình kinh tế và chính sách của nhà Nguyễn
Nông nghiệp: Ban hành chính sách quân điền nhưng ruộng đất công chỉ còn 20% tổng diện tích. Khuyến khích khai hoang, cấp vốn, huy động nhân dân làm thủy lợi…. Tuy nhiên, nông dân không có hoặc có ít ruộng, chịu bóc lột nặng nề. Thủ công nghiệp: Xuất hiện nghề mới: In tranh dân gian. Thủ công nghiệp nhà nước được tổ chức với quy mô lớn, chế tạo được máy móc đơn giản. Thủ công nghiệp truyền thống tiếp tục phát triển Thương nghiệp: Nội thương: Phát triển chậm do thuế nặng Ngoại thương: Nhà nước nắm độc quyền nhưng rất hạn chế.3. Tình hình văn hóa – giáo dục:
Tôn giáo: độc tôn Nho giáo, hạn chế Thiên Chúa giáo. Tín ngưỡng dân gian tiếp tục phát triển Giáo dục: Chủ yếu là Nho học. Tổ chức đều đặn các kỳ thi, nhưng số người đi thi và đỗ đạt không nhiều. Sử học: Thành lập Quốc sử quán để lưu trữ và biên soạn các bộ lịch sử lớn. Kiến trúc: nổi bật là quần thể cung điện và lăng tẩm ở Huế. Nghệ thuật dân gian: vẫn tiếp tục phát triển.